Wednesday, May 7, 2014

DƯƠNG THU HƯƠNG -NHỮNG THIÊN ĐƯỜNG MÙ - PHẦN 2

CHƯƠNG 5
Không chịu nổi oan ức, nhục nhã, bố tôi đã bỏ làng đi. Ông dắt theo lưng số vốn còm của người chị gái. Thoạt đầu, bố tôi lên huyện tìm người bạn cũ. Ông này trước đây dạy cùng trường với bố tôi, con 1 gia đình 3 đời làm nghề buôn nước mắm trên thị trấn. Tìm được tới nơi, người bạn cũng đã bỏ phố huyện lên Lào cai. Gia đình ông bị nghi là chứa chấp Quốc dân đảng, chính quyền quản thúc chờ ngày xét xử. Lúc ấy, ngay ở phố huyện, bãi cỏ lớn trước vốn là sân quần ngựa cũng đã biến thành trường đấu. Địa chủ lớn, cường hào, ác bá điển hình trong các xã được đưa lên đấu tố và đem ra trước tòa án của nông dân xét xử. Suốt đêm tiếng trống, tiếng kèn, tiếng hô, tiếng la hét của đám đông vang động. Đội du kích đi tuần tra, lưỡi lê giương sáng quắc. Các đội viên du kích, súng lăm lăm chĩa về phía trước, trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Mắt họ cũng sáng quắc như lưỡi lê vì tinh thần cảnh giác, nhìn như lục soát đám khách bộ hành. “Không để bọn địa chủ lọt lưới” – Khẩu hiệu kẻ ngang dọc trên đường, bằng đủ loại chữ. Bất cứ người nào bị họ gọi tới cũng run như cầy sấy, trước những ánh mắt hừng hực căm hờn – 1 sự căm hờn rất an nhiên không cần căn đế và lí trí.
- Thưa thày, xin thày đi ngay cho, trăm lạy thầy, xin thày đi ngay cho.
Gia đình người chủ trọ, đồng thời là phụ huynh học sinh của bố tôi chắp tay lạy ông như tế sao. Vào lúc đó, sự xuất hiện của bất cứ người lạ mặt nào cũng có thể làm cớ cho những kẻ ghen ghét trả thù: Có liên lạc với bọn địa chủ, có quan hệ với bọn Quốc dân đảng trốn tránh, có hiện tượng khả nghi chống phá cách mạng... vân vân và vân vân...
- Thưa thầy, chúng tôi biết cư sử thế này là lỗi đạo, nhưng thày thương cho.
Vợ chồng thân chủ dúi vào tay bố tôi 1 gói giấy nhỏ, trước khi ông quay đi, rồi họ đóng cửa. Bố tôi gọi trả lại món đồ, nhưng cánh cửa vẫn im lìm. Lát sau, có tiếng học trò run run nói qua khe cửa:
- Thưa thày, thầy cầm theo độ thân. Thế nào cũng có lúc cần. Bố mẹ em bảo thế.
Hơi thở của đứa bé cũng run run theo lời nói. Rồi có tiếng chân nó chạy qua sân, trở vào. Bố tôi nhét gói đồ vào túi áo, tiếp tục đi. Lúc đó, trời vừa sẩm tối. Giờ các đội du kích chưa tuần tra ráo riết. Ở bến xe phố huyện 1 người ngồi úp nón ngủ. Chợt ông ta lật chiếc nón chào bố tôi:
- Thầy giáo đi đâu?
Bố tôi dừng lại, nhận ra ông xích lô quen thuộc. Trước đây, mỗi lần bố tôi ở quê lên, ông thường chở bố tôi về trường. Thấy bố tôi im lặng, ông ta liền nói:
- Thầy giáo đừng ngại tôi. Xưa thày dạy chữ cho học trò, tôi đạp xe chở khách kiếm cơm nuôi vợ. Thời thế đổi thay, kẻ bất lương mới khuấy đục nước kiếm mồi, con người ăn ở hẳn hoi đặt chữ đức lên trên chóp nón.
Bố tôi đáp:
- Cảm ơn bác. Nhưng chính tôi cũng chẳng biết đi đâu. Có người đồng nghiệp là anh Tuấn...
Ông xích lô cắt nhời:
- Thày Tuấn con ông bà nước mắm Vạn Vân đi rồi. Chính tôi chở thầy ấy lên bến xe tỉnh tháng trước.
2 người im lặng. Lúc ấy, thấp thoáng có 1 đội tuần tra ở phía đầu bến. Ông xích lô bảo:
- Thày cứ ngồi lên xe, tôi đạp. Đứng thế này, họ lại ra hỏi giấy má lôi thôi.
Bố tôi ngồi lên xe, ông thủng thẳng đạp về phía cuối bãi. Khi 2 người đã ra tới tỉnh lộ, ông ta nói:
- Tôi chắc dưới quê không yên thày mới lên đây. Nhưng ở đây cũng nhộn nhạo lắm, ở lại thày sẽ gặp sự khó. Trường thày dạy vẫn mở cửa nhưng số thầy cô cũ chẳng còn lại bao lăm. Thôi, cổ nhân đã dạy: “Cùng tắc biến.” Mạng thày đã tới ngày phải ly hương.
Bố tôi chỉ nói được 1 câu:
- Cảm ơn bác.
Rồi không nói thên lời nào nữa. Ông xích lô cứ đạp xe dọc tỉnh lộ. Tới ngã 3 đường, ông cúi xuống hỏi:
- Thầy mạng gì thế?
- Mộc.
Ông xích lô lẩm bẩm tính rồi bảo:
- Thủy sinh Mộc, dưỡng mộc. Tôi chở thày tới bến sông. Ở đó có đò dọc, mua 1 xuất đi tận bến 5 đồng rưỡi. Ngồi hết 3 ngày.
Ông dấn lên đạp. Chiếc xe bon bon về phía Tây Nam. 17 cây số rưỡi, tới bến Còn. ông xích lô dừng lại, cho bố tôi bước xuống. Lúc đó, khoảng 9 giờ tối, sao chi chít trên trời. Những con thuyền dưới bến im lìm như đã ngũ. 2 người cúi chào nhau. Bố tôi lần túi áo lấy tiền trả. Ông xích lô cầm 1 tờ giấy bạc, nói:
Tôi cầm 1 đồng để thày khỏi băn khoăn. nhưng tôi lại guở thầy dồng này làm tiền âm phủ mai sau. Khi nào mồ tôi xanh cỏ, thầy hãy mua vàng thoi, bạc nén, hương ngát, hoa tôi cúng cho vong hồn tôi mát mẻ. Thôii thầy xuống đò cho may mắn. Mong cho thày vạn sự bình an.
Ông đặt lại tờ giấy bạc vào lòng tay bố tôi, rồi quay xe đi. Bố tôi đứng nhìn theo, cho tới khi người và xe chìm trong đm tối. Đưới bến, có tiếng gọi vọng lên:
- Ai đợi í í... Có đi đò dọc thì xuống.
1 ngọn đèn chai từ trong khoang thuyền được đặt ra ngoià sạp. Cái đầu vấn khăn của người đàn bà cũng nhô lên. Bố tôi bước xuống bến.
- Nhà ông đi đâu?
Bố tôi lúng túng, rồi đáp lại 1 câu chẳng ăn nhập gì:
- Tôi dạy học.
Người đàn bà hỏi gặng:
- Dạy học ở đâu ta?
Bố tôi bảo:
- Phố huyện.
Bà ta hỏi:
- Muốn lên đò ngược hay đò xuôi?
Bố tôi đáp:
- Thế nào cũng được.
1 giọng đàn ông gay gắt trong khoang thuyền:
- Ngược cũng được, xuôi cũng được là thế nào?
Khoảnh khắc im lặng trôi qua, rồi giọng đàn ông với lên:
- Chắc là quân địa chủ, phú nông trốn làng. Có giấy tờ không?
Bố tôi đáp:
- Tôi là giáo viên tiểu học. Tôi có căn cước đây.
Người đàn bà vấn khăn gạt đi:
- Giấy má làm khỉ gió à? Đây chẳng cần giấy má gì hết. Nhà ông ngược hay xuôi?
Bố tôi buông 1 tiếng liều:
- Ngược.
Bà ta nói:
- Hai chục.
Bố tôi bất giác buông tiếng thở dài:
- Trời ơi, cả lưng vốn chị tôi cho có 26 đồng. Xuất đò thường chỉ 5 đồng rưỡi thôi mà.
Người đàn bà gắt gỏng đáp:
- Đò thường mặc đò thường. Nhà ông có đi không?
Chắc hẳn lúc ấy bố tôi đứng im lặng, đắn đo hơi lâu, nên người đàn bà hạ giọng:
- Thôi, bớt cho 2 đồng. Nhà ông đưa 18 đồng rồi lên đò.
Bố tôi không còn tính thêm nữa. Ông đếm đủ 18 đồng đưa cho người chủ đò rồi vào khoang, có 1 ông lão tóc bạc như cước với đứa cháu trai 14 tuổi. Họ ngồi giữa những bao khoai khô, im lìm như tượng. Người đàn bà chủ thuyền xếp cho bố tôi ngồi cạnh 2 ông cháu họ rồi bảo chồng:
- Ngược.
Gã đàn ông không rõ mặt, lùi lũi bước lên sạp mũi, dóng mái chèo. Con thuyền vẽ 1 nửa vòng tròn ướt loáng ánh sao, rồi từ từ rẽ nước đi. Đò dọc đi suốt 3 ngày 3 đêm. 2 ông cháu nhà kia xuống 1 bến nhỏ, vào buổi chiều ngày thứ 3. Họ đi tìm trại của 1 người bà con đã sinh sống lâu năm, bằng nghề trồng cây trám, cây trẩu và chăn bò. Bố tôi, tuân theo ngọn gió của định mệnh, bước xuống bến đò cuối cùng, vào lúc sao hôm vừa mọc.
Bến đò, trơ trụi 2 nóc nhà, 1 quán nhỏ bán quà, 1 ngôi lều sơ sài vách nứa của gã khùng làm nghề đánh xe trâu. Bố tôi xin trú nhờ vợ chồng chủ quán hàng, họ vốn người Kinh phiêu bạt lên đây từ thời kháng Pháp. Không con cái, lại có oán thù với dòng họ, 2 người không trở về làng mà dựng túp lều ở tại bến sông hiu quạnh, ngày gói vài chục bánh chưng cho khách qua đường. Đêm đêm ngồi vót nan rổ đan thúng, chờ phiên chợ. Họ có 1 khi vườn rộng, trồng cây ăn quả, cả lạc, vừng, đậu xanh, đậu đen. Mỗi thứ 1 vạt. Mùa mít, người vợ gỡ từng thúng hạt đồ chín rồi phơi khô, cất vào chum ăn dần. Bố tôi đã ở lại với họ chừng nửa tháng. Họ tốt nhưng tham tiền. Khi đã tiêu hết 8 đồng bạc, bố tôi không thể cầm bát cơm của họ lên ăn, dù đó chỉ là thứ cơm ghế quá nửa sắn khô, ăn với vừng chườm. Vả chăng, cả 2 người đều lầm lì, khóhiểu. Dường như không bao giờ họ trò chuyện với nhau. Làm bánh, mở quán, nấu cơm, dọn cơm, bán hàng, vót tre, đan thúng... họ như 2 cỗ máy di động dưới 1 mái lều. Ngay đến khi nhìn mặt nhau họ cũng không nhìn. Bố tôi lờ mơ đoán rằng trong quá khứ, có 1 tội ác nào đó liên quan tới 2 người, liên quan tới cái lý do khiến họ phải rời bỏ quê quán ở lại đây. Quá vãng ấy liên kết họ nhưng đồng thời đào 1 vực sâu giữa 2 tâm hồn, nó trói buộc 2 số kiếp nhưng lại chia lìa 2 trái tim. Bởi lẽ đó, cuộc sống chung của họ ngầm chứa những nọc độc. Làn ám khí quẩn tụ dưới mái lều khiến bố tôi lo sợ. Người đã biếu ông chủ quán bộ quần áo lành nhất rồi ra đi, đồng tiền cuối cùng đã hết. Bố tôi mở cái gói nhỏ bố mẹ cậu học trò đưa tặng. Trong ấy, có 1 sợi dây chuyền vàng.
- “Mạng ông là Mộc. Thủy dưỡng Mộc. Cứ theo sông mà đi...”
Nhớ lời ông xích lô, bố tôi ngược theo sông, lần lên mãi. Vùng ấy, toàn bản người Mường. bản đầu tiên rất nhỏ, dân cư sống bằng nghề trồng lúa nương, dệt lanh. Nhưng bản thứ 2 rất trù phú, dân Mường vừa trồng cây, chăn nuôi gia súc, vừa buôn bè và đủ loại hàng hóa. Ở bản đó, sợi dây chuyền có giá trị. Nó đưa bố tôi, từ địa vị của 1 kẻ lang thang làm thuê kiếm từng bữa tới địa vị người con rể trưởng ông phó chủ tịch bản. Bố tôi dạy chữ quốc ngữ cho lũ trẻ con nhà khá giả, hướng dẫn đám thanh niên những kiến thức khoa học mà ông có. Ở đấy, ngoài các loại chiêng, cồng của dân tộc Mường, người ta có cả 1 cây ghi ta và 2 cây đàn mandolin. Hồi dạy học ở huyện, bố tôi thường chơi cả 2 loại nhạc cụ này. Vậy là, nghiễn nhiên, ông trở thành 1 bậc trí giả cao sang, 1 nghệ nhân đáng kính trọng của bản.
Ông có đứa con trai ngay năm đầu tiên làm rể vị phó chủ tịch. Qua năm sau, ông có tiếp đứa thứ 2. Cuộc sống cũ, với bão tố đã lùi xa. Cơn dông mệt nhoài nằm dưới vạt cỏ ướt. Nước hồ đã lắng lại, những cặn bùn, những rác rến, những bèo bọ. Năm tháng qua. Nhưng rồi năm thứ 6, kể từ ngày bố tôi rời làng đi, chợt 1 gã bán hàng rong lạc tới bản Mường. Gã bán đủ loại, từ cá mắm khô tới thuốc ho gà, cam Hàng Bạc cho trẻ nhỏ...
- Ai mua hàng xuống thang mà mua... ai mua hàng...
Gã có giọng rao hàng vui vẻ, bỡn cợt. Cứ rao 1 câu tiếng Kinh xong, gã lại rao 1 câu tiếng Mường. Nghe vui tai, bố tôi gọi gã lên nhà. Giáp mặt, chợp ông nhận ra gã là người làng bên, chỉ cách làng tôi 1 bờ mương.
- Ở đây, ở đây chơi vài ngày, tôi sẽ nuôi anh, tôi sẽ mua cho anh nửa gùi hàng.
Bố tôi đã nuôi gã bán hàng như 1 thượng khách, ngày 3 bữa gà luộc với rượu. Sang ngày thứ 2, ông thịt 1 con dê. Gã bán hàng săm sắm làm món tái, cũng nộm rau thơm, cũng thính giã, cũng lá chanh, cũng tương chấm... hệt cách nấu ăn dưới xuôi. Ngày thứ 3, thợ săn trong bản biếu 1 đùi nai lớn. Gã bán hàng rong, lần đầu trong đời gặp may, cười hơn hớn. Kho chuyện tiếu lâm có bao nhiêu, gã xổ ra hết, khiến đám trai bản cười lăn cười lộn.
Đêm khuya, khách khứa về, gã không còn bông đùanữa. Với giọng nói âm thầm của kẻ đã từng phiêu bạt, gã kể cho bố tôi nghe những biến cố ở vùng quê. Cải cách ruộng đất, sửa sai, phong trào đổi công, phong trào hợp tác hóa... Gã biết cô Tâm tôi, gã cũng biết cả mẹ tôi. Lúc ấy mẹ tôi đã cầm cố 3 gian nhà, lên tỉnh sống. Câu chuyện triền miên như dòng nước. Trái tim người đàn ông thức dậy. Cuộc sống no đủ êm ấm ở bản Mường không còn kìm giữ được bố tôi. Tuần lễ sau, ông cùng gã bán hàng rong xuôi bè về. Từ làng quê, ông dò hỏi được chỗ ở của mẹ tôi, lọt trong ngõ hẻm khu phố ngoại ô. Năm ấy, mẹ còn xuân sắc, con mắt không liếc ai, miệng không cười với ai. Tình yêu của họ thức dậy. Như đám cháy sau hồi âm ỉ được dội thêm dầu. Khoảng thời gian xa cách, nhớ nhung và hờn tủi, nỗi oan khiên của đời sống và sự cay nghiệt của hoàn cảnh. Tất cả như những âm thanh dồn tích lại, cùng lúc cộng hưởng, rung động tới từng tế bào. Bố mẹ tôi đã yêu thương nhau, ăn ở với nhau trong căn nhà vá víu tồi tàn ấy. Và đẻ ra tôi...

CHƯƠNG 6
Chợt tàu rú lên hồi còi. Nó dứng lại đột ngột khiến tôi bị xô về phía trước. Người đàn ông giơ tay đỡ tôi lại, rồi nhăn mũi cười. Những chiếc răng bạc lấp lánh. Nhờ ánh lấp lánh ấy, tôi biết trời đã tối. Giọng hát của Pugatrôga ngân lên lần cuối, rối tắt hẳn. Người đàn ông tắt máy cassette, bỏ vào túi đi đường. Ông ta vươn vai ngáp liền vài cái, duỗi đôi chân dài như chân ngỗng . Bên ngoài, trời tím ngắt. Những thân bạch dương kẻ vệt trắng trong đêm tối. Vài cây bồ đề ngã bóng um tùm trên mặt đất vươn qua bờ rào gỗ thấp và những gò đất nhỏ nở chi chít 1 loài hoa ánh bạc. Ngôi nhà cô lẻ, mái chóp nhọn có ống khói, trong ánh chiều chạng vạng, u hoài. Nó gợi cho tôi biết bao ẩn ức về quá vãng, quá vãng của chính tôi, của cha mẹ tôi, bạn bè thân thiết của tôi, xứ sở của tôi. Cái quá vãng mỗi con người từng trải nghiệm hoặc liên đới với nó bởi 1 sợi dây thấm sâu của máu huyết và nòi giống. Con tàu vẫn chạy, nhưng ngôi nhà lẻ loi bên hồ vẫn ám ảnh tôi. Tôi lại nhớ mảnh đầm ướt đỏ hoàng hôn nơi làng quê, trong những chiều mẹ đưa tôi đi thăm họ mạc. Tuy đã ra thành phố, mẹ tôi giữ nguyên tục lệ của dân làng. Đi xa về, phải có gói bánh, hộp chè biếu bà con gần xa, phải thăm hỏi mọi người và kể chuyện mình. Tôi có nhiệm vụ cúi chào người làng, gật đầu vâng dạ thật to khi họ hỏi chuyện, nhớ mối quan hệ trong gia tộc để khỏi lầm lỡ khi xưng hô. Có người ít hơn tôi dăm ba tuổi nhưng tôi phải gọi bằng cô. Có người hơn tôi hai ba chục tuổi lại cung kính gọi tôi là chị... Tất cả đều khiến tôi bỡ ngỡ ngại ngùng. Nhưng phong cảnh nơi thôn mạc lại thân quen với tôi mau lẹ. Ngay buổi đầu tiên, tinh mơ thức dậy, rón rén đi giữa những vòm cây ướt sương, tôi rình con chim chích chòe có tiếng hót chang chói. Tôi rình những quả ổi chín bị chim khoét rụng. Tôi đã mê mải ngắm không chán mắt lũ chim thân ái, khi chúng rỉa lông cho nhau, khi chúng quên những khẩu cao su của lũ trẻ tai ác hoặc nòng súng ghém của gã săn chim tham lam, cõi đời chỉ còn tồn tại trong niềm trìu mến. Giữa bụi mây và gốc khế già, tôi ngồi thu lu trong bóng râm, nhìn con kì nhông bò trên những cành mây xanh mướt, sắc da nó đổi từ màu nâu mốc thếch sang màu lục của cỏ cây. Các bụi hoa móng rồng lúc nào cũng tỏa 1 mùi hương lạ lùng, kì bí. Nhất là ban trưa, khi không khí bị mặt trời hun nóng.
- Ai kẹo mạch nha đổi tóc rối, lông gà, lông vịt đây?
- Ai kẹo mạch nha đổi mảnh kính vỡ, nồi đồng nát át... át...
Tiếng rao vọng qua các xóm ngõ, xen tiếng tre kẽo kẹt. Người đàn bà gánh gánh hàng đồng nát đi qua, đôi mắt lấp dưới vành nón, 2 bàn chân lấm lem bụi cát. Tôi hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, hồi mẹ còn bé có bà hàng đồng nát này không?
- Có. Nhưng bà lão ấy đã chết rồi. Còn bà hàgh đồng nát bây giờ là cô con gái đầu của bà lão ấy.
Tôi nhìn mãi bàn chân của bà ta, to bè, sần sẹo và có những vệt đen lấm tấm như than bột rắc lên. Trước đây vài chục năm, cũng đã có 1 bà lão gánh gánh hàng lem luốc này, bước qua các lối xóm này, với đôi chân trần như thế.
- Mẹ ơi i i...
Tôi níu vạt áo mẹ định hỏi. Nhưng lại im lặng. Mẹ cúi xuống:
- Em bảo gì cơ?
- Không ạ.
Tôi đáp lúng búng. Thực ra, tôi định hỏi mẹ rằng liệu mấy chục năm nữa, tôi có sống cuộc sống của mẹ bây giờ không? Nhưng tôi sợ. Cảm giác sợ hãi chạy qua sống lưng, lạnh buốt. Lần nữa, tôi thấy mẹ cười. Hàm răng đẹp ánh lên 1 cách phí hoài. Rồi mẹ bảo tôi:
- Con chó con, chưa già đã lẩn thẩn. Thôi, đi ra sân mẹ tắm cho rồi còn sang nhà cô Tâm. Cô vừa đi tỉnh Nam về, cho người sang nhắn.
Mẹ tắm cho tôi kĩ lưỡng, mặc bộ áo quần đẹp nhất, tức là chiếc sơ mi trắng cổ cánh nhạn và chiếc quần âu bằng vải chéo xanh Trung quốc, có dây đeo. Kể ra, so với lũ trẻ làng, ăn mặc như thế đã là tinh tươm lắm. Từ nhà tôi sang nhà cô Tâm chỉ vài trăm bước. Cổng mở toang cả 2 cánh, 1 bà già đang ngồi tuốt lạc bằng cặp néo tre bên trong. Thấy mẹ con tôi, bà ngẩng lên:
- Dì đưa cháu vào chơi. Bà Tâm chờ trong nhà rồi đấy.
Nói đoạn. bà đưa mắt ngắm nghía tôi, tuồng như người ta ngắm 1 cái bình quí trước khi mua:
- Chao ơi, giỏ nhà ai quai nhà nấy, giống bố quá hề. Thế này thì bà Tâm quí hơn vàng.
Mẹ tôi cười, mắt sáng rỡ:
- Vâng, tạ ơn bà.
Mẹ dắt tôi vào sân. Sân rộng, lát gạch vuông khía lá nem, trong sang trọng nhưng khác với sân mọi nhà trong xóm. Họ thường lát gạch hoặc láng xi măng trơn nhẵn để phơi thóc. Bên trái sân là 1 tòa nhà kiểu mới, quét vôi vàng nhạt, phía trước có trụ chống hiên rộng, trên đổ mái bằng. Bên phải sân là bức tường hoa chạy dài, án ngữ tòa nhà 3 gian, phân cắt sân với 2 dãy cau. Đằng sau 2 dãy cau là vườn quả, lấp ló hồng xiêm và cam chiết. Khu nhà phụ rất lớn, nằm phía sau mảnh sân, ở bên trái tòa nhà chính. Giữa khu nhà phụ với vườn cây là mái chòi lợp bằng tôn, che cái giếng xây. Có cả trục quay nước, sợi dây nối với chiếc gầu tôn lớn đặt ngay trên nắp giếng. Toàn bộ khu nhà gợi cho tôi cảm giác bề thế, khang trang nhưng nghiêm ngặt. Tất cả đều sạch sẽ, ngăn nắp. Tất cả đều được tính toán 1 cách cẩn trọng. Nhưng lạnh lẽo và nghiệt ngã. Giữa khoảng sân rộng là chậu hoa đinh lăng trơ trọi.
Cánh cửa chính bỗng mở. 1 người đàn bà nhanh nhẹn băng qua sân, tới trước mặt chúng tôi:
- Nó đây phải không?
1 giọng nói trầm, và nghẹn, khiến tim tôi lặng đi. 1 đôi mắt mở rộng, đau đáu nhìn như muốn xuyên qua thân hình tôi. làn môi khô mím chặt, nhưng từng hồi run rẩy:
- Nó đây à, cô Quế?
Mẹ tôi đáp lại, cũng vẫn giọng nghẹn ngào:
- Cháu đấy, chị ạ.
Rồi mẹ bảo tôi:
- Con chào cô đi.
Tôi không dám nhìn thẳng vào đôi mắt sáng rực của cô, cất tiếng:
- Cháu chào cô ạ.
Cô Tâm bỗng quì xuống, mặt cô gần sát với mặt tôi. Tay cô rờ từ tóc, xuống thái dương, lướt qua khuôn mặt, xuống vai tôi, dường như muốn tìm kiếm gì đó. Ngón tay cô nhỏ, nhưng cứng và nháp. Mắt cô rực như 2 ngọn đèn, tôi có cảm tưởng là chúng rọi tới từng sợi mi, từng mụn ruồi li ti trên gương mặt tôi, sục sạo. Nhưng thái độ kì quái đó không làm tôi bực. Tôi biết cô là người ruột thịt, cây cầu nối giữa tôi và bố tôi, 1 tình yêu tôi chưa kịp biết đã vĩnh viễn chôn vùi trong bùn đất. Vì thế, tôi đứng yên cho cô rờ rẫm, vuốt ve. Khuôn mặt héo úa của cô chắc chắn bình thường rất nghiệt ngã, bỗng trở nên đờ đẫn, ngơ ngác. Cô lắp bắp:
- Hạt máu của... Cháu tôi...
2 giọt nước mắt trào qua mi, lăn trên gò má đã sạm từng mảng. Những vết sạm, lẫn những chấm tàn nhang trên má cô khiến tôi phải cúi đầu xuống. Rồi chợt như tự trấn an, cô Tâm đứng lên:
- Thôi, 2 mẹ con vào nhà.
Cô thoăn thoắt đi trước. Dáng người cô gầy, dẻo dai. Gương mặt cô trở lại vẻ lạnh lùng. Môi mím chặt. Tôi nhìn những vết nứt nẻ trên gót chân cô, và bị hút vào đó. Những vết nứt sâu như chẻ 2 gót chân ra nhiều mảnh, khiến chúng biến dạng, xấu xí. Dáng đôi bàn chân của cô khá dẹp, thon nhỏ, gót tròn. Nhưng sự tàn phá của công việc lao động nặng nhọc, của thời gian đã khiến vẻ đẹp ấy bị hủy hoại tàn nhẫn. Giờ đây, mặc dù cô đã sung túc, cô đi đôi dép bằng nhựa trắng, thứ nhập của Thái Lan, thật xa xỉ so với đám phụ nữ ở nông thôn, nhưng dấu vết nhọc nhằn vẫn không che dấu được.
- Cô cho cháu ngồi vào mâm. Tôi lấy chai rượu.
Cô bảo mẹ tôi, giọng uy quyền của bà chị. Ngay gian nhà bên trái, 1 cái sập gụ chân quì kê sát tường. Màu gỗ đen bóng như sừng. Những hình vẽ hoa lá khảm trai chạy dọc theo mép. 4 góc, là 4 chùm nho lớn khảm bằng thứ vỏ ốc ngũ sắc. Cái phản đẹp đến nỗi tôi ngại ngần không muốn ngồi lên đó. Tôi hình dung thứ đồ vật quí giá như thế chỉ nên đặt trong các phòng triển lãm hoặc nhà bảo tàng. Dường như biết được ý nghĩ ấy, cô Tâm giục:
- 2 mẹ con ngồi vào mâm.
Tôi thầm kinh ngạc. Cô là phù thủy chăng, dù quay lưng đi cô vẫn đọc được í nghĩ của tôi 1 cách rõ ràng. Cô bước tới gian giữa, nơi bàn thờ sáng choang những lư đồng lớn, lư đồng con, các bộ chân đèn, tượng Phật. 2 cây nến đỏ cháy 2 bên. 1 mâm ngũ quả đồ sộ đặt chính giữa. Phía sau, các hộp bánh, các loại rượu. 1 bình hoa huệ trắng thơm ngát. Cô Tấm lần lượt điểm các chai rượu chanh, rượu cam, rượu Thanh Mai, rượu cà phê... Sau cùng, cô bảo:
- Ta uống nếp cẩm. Nếp cẩm tôi cất lấy cô Quế ạ. Cho cháu Hằng uống được.
Cô sắp những chai rượu lại rồi mở khóa cửa vào gian buồng bên phải, được xây chắn với gian chính bởi bức tường. Lát sau, cô bê ra 1 bình thủy tinh lớn, chứa thứ rượu nếp cẩm đặc sánh như hồ. Khệ nệ đặt chai rượu lên bàn nước, cô tìm cái phễu và 1 vỏ chai không, chắt rượu từ bình ra. Xong xuôi, cô bảo:
- Nào, cô Quế so đũa.
Mẹ tôi lật lồng bàn lên. Mâm cỗ đầy tu ụ như cỗ ngày Tết. Gà luộc, gà rán, giò lụa, chả quế, nem thính, nộm, măng, miến xào... Mẹ tôi bật kêu lên:
- Sao chị bày vẽ thế này? Còn những ai nữa?
Cô Tâm đáp:
- Ai vào đây? Chỉ mẹ con cô với tôi thôi. Bà Đũa ăn trước khi cúng. Bà ấy không chịu được dói.
Cô nói, môi hơi mỉm cười. Tôi không hiểu nụ cười đó. Nhưng nó ẩn chứa sự khinh miệt. Vén 2 ống quần lụa đen, cô ngồi lên phản:
- Nào mẹ con cô cầm đũa lên.
Mẹ tôi lần lượt so đũa cho từng người. Cô Tâm rót rượu ra những chiếc chén sứ nhỏ như mắt trâu, loại chén xưa người ta dùng uống trà ướp sen buổi sớm.
- Hôm nay cô đưa cháu về chơi, tôi làm mâm cơm cúng gia tiên và khấn hương hồn chú ấy. Mong sao cho mọi vong linh được mát mẻ, phù hộ độ trì cho cháu Hằng.
Tôi bối rối. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình có 1 vị trí quan trọng như thế. Cô Tâm giơ tay chỉ lên bàn thờ, bảo tôi:
- Đáng lẽ cháu phải khấn trước vong hồn tổ tiên và bố cháu. Nhưng cô làm lễ sớm, vả lại cháu còn nhỏ nên cô khấn thay. Dăm ba năm nữa, thành người rồi phải nhớ mà lo giỗ Tết.
- Thưa cô vâng ạ.
Tôi đáp. Cô hài lòng, nói tiếp:
- Cháu biết nghĩa, cô mừng lắm. Đời cô, đời bố cháu không hoài hủy. Cô mất mát nhiều, thua thiệt nhiều so với thế gian. Nhưng bây giờ, cô chẳng tiếc đời. Nào, cháu uống đi.
Tôi nâng chén rượu . Rượu đặc sánh, màu tím đỏ, trong ráng chiều ánh lên, như 1 thứ máu. Lòng thi thoáng qua nỗi lo âu. Những giọt rượu nếp ngọt lừ, nuốt xong rồi còn đọng lại vị cay và tỏa ra mùi thơm rạo rực, phấn khích. Nhưng tôi thấy trong mỗi giọt rượu ấy, 1 lời nguyền sâu xa, cay độc, giống như lời nguyền thiêng liêng của những bộ lạc da đỏ xưa, sống trong khoảng rừng âm hiểm.
Trời chiều, tiếng người đi đồng về dong trâu trên các ngả đường thôn. Tiếng những người đàn bà quát nạt, mắng chửi con cái:
- Thằng Tí, thằng Tèo đâu rồi, về ngay đây không chết với tao o o...
- Cha tiên nhân con đĩ Lan, cả đống bèo lù lù như mả thằng ăn mày ngoài bờ ao, mà mày còn chải đầu chải tóc hả ả ả...
Tiếng vo gạo, vỗ rá đồm độp. Tiếng người giặt giũ bì bòm ngoài ao, tiếng la hét của trẻ đang bơi lội. Mùi khói rạ, mùi gai bồ kếp cháy lẫn trong những đống trấu dấm, mùi phân trâu tươi hăng xè, mùi ổi chín nẫu trong các khu vườn ấm nóng. Tất cả hòa trộn với nhau, mỗi lúc mỗi nhạt, theo những ráng mây chiều hôm. Cuối cùng, bóng tối lan trên các ngả đường, thôn xóm chìm vào 1 khoảng không gian êm ả. Tất cả những âm thanh eo sèo, ỉ óc lắng xuống, tựa gợn bùn lắng xuống đáy hồ. Vòm trời trở nên thanh khiết. Các ngọn tre đu đưa rì rào, ban phát cho thế gian giai điệu vô cùng vô tận du dương và tĩnh lặng, giai điệu không hòa trộn, không đổi thay của những vùng quê an nhiên, nơi mọi giông tố chỉ khuấy động các lớp nước, xáo trộn bùn nhơ vào bèo bọt trong chốc lát, để rồi cuối cùng còn lại mảnh đầm xưa cũ, với tiếng ếch nhái vang động trong bóng chiều, tiếng côn trùng nỉ non lúc canh khuya, tiếng chân trâu, chân người bì bõm trên các cánh ruộng lúc rạng đông.
- Ra sân uống nước cho mát. Cô Quế xách cho chị phích nước, Hằng bưng cho cô bộ ấm chén trên bàn.
Cơm xong, cô Tâm phân công 2 mẹ con tôi. Còn cô mỗi tay xách 2 cái ghế gỗ cẩm lai, đem ra sân. Những sợi gân và các thớ thịt nổi thăn trên 2 cánh tay rám nắng của người đàn bà. Cô bước qua bậc tam cấp, nhẹ nhàng không để các thân ghế va đập. Rồi cô đặt chúng giữa sân, cũng nhẹ nhàng như thế. Chỉ sức lực của những người đàn ông thực thụ mới sánh nổi sức lực của cô tôi. Cô đưa tay vuốt nhẹ mấy sợi tóc vương trên trán, ngồi xuống ghế:
- Chè tôi ướp hoa nhài. Vẫn bụi nhài ở giáp tường hoa. Ngày cô chú cưới nhau cũng pha chè ướp hoa nhài ở đấy.
Mẹ tôi hỏi:
- Từ dạo ấy mà bụi nhài vẫn còn dưới chân tường hay sao?
Cô Tâm nhếch mép, không ra cười, không ra mỉa mai:
- Tôi mới gây, cùng năm xây lại nhà này.
Mẹ tôi nhẩm tính:
- 5 năm... À, để em xem... ngót nghét 5 năm, phải không chị?
Cô Tâm đáp:
- 5 năm 2 tháng rưỡi.
Cô rót nước. Mùi nhài tỏa trong không gian, điệp với hương cau, với mùi thơm của những đóa hồng, tường vi phía sau vườn cam. Cô tôi khoanh tay trước ngực, bắt chéo chân lại rồi kể:
- Hồi cải cách, cô biết đấy, ngôi nhà này chia làm đôi, 1 nửa cho thằng Bích, nửa cho con mụ Nần. Chúng đuổi tôi ra cái lều của vợ chồng thằng mõ, kề với đình làng. Trong tay chỉ có 3 sào ruộng xấu, trâu không, bò không, cày bừa không. Bòn được vài chục bạc đưa cả cho chú Tốn. Nhiều đêm không ngủ, tôi ngồi nhìn đám ruộng trắng, nước mắt ứa 2 hàng. Giá cứ đâm đầu xuống giếng làng là rảnh chuyện. Mà duyên nghiệp ma quỷ đưa đón, ngày nào cũng dăm sáu bận đi qua cái giếng trước cửa đình. Nước trong leo lẻo cứ như mời gọi. Soi mãi bóng xuống mặt nước, tôi lại nghĩ: “Chết thì khỏe xác, nhưng mà hèn. Những kẻ bức hại mình, nhăn răng cười trước mộ. Phải sống, để nhìn ngày tận mạt của chúng. Phải sống, để xoay ván cờ với Trời già.” Hồi ấy, tôi còn cặp áo lụa mỡ gà mới nguyên, chưa xỏ ống tay. Tôi đem sang chợ huyện bán, lấy tiền mua 2 gáng khoai sọ. Hết thóc, ăn khoai sọ mát ruột, đủ sức làm đồng từ buổi mai tới quá trưa. Tôi đi cấy cho người ta, 5 công cấy xin đổi 1 công cày. Cày bừa xong, tôi sục ruộng cho nhuyễn như bột bánh trôi rồi mới cấy. Lúa kín ruộng quay ra lo phân. Chịu đổ mồ hôi, ruộng chó ỉa cũng thành ruộng nhất đẳng điền. Lúa lên xanh, tôi cắp nón sang thôn Hà làm thuê cho bà cô họ
Bà cô tôi có nghề làm miến bằng củ rong riềng. Hồi ở làng, cô thấy rong riềng chỉ để ăn độn những ngày đó kém. Không ai ngờ rằng mài rong, lắng bột, tráng như bánh đa rồi phơi khô thái nhỏ, nó trở thành 1 thứ miến sợi sai, trong suốt, nấu rất ngon. Dạo mới làm thuê, ngày nào tôi cũng ôm cối đá vành to như chiếc mẹt, ngồi quay bột lại. Bột rong riềng mài và lọc rồi, phải xay thêm cho nhuyễn. Sau tôi học được cách lắng bột, cách pha thuốc tẩy cho bột trắng, cách tráng và thái bánh thành sợi nhỏ. Tiền công dành dụm được, tôi mua 1 bộ đồ nấu và vài tạ rong riềng làm vốn đầu tiên. Mò mẫm cả tuần học nghề mộc, tôi cũng tự đóng được cái trục mài rong riềng quay tay. 1 mình, vừa làm bột, tráng bánh vừa thái thành sợi, đưa giao hàng lên chợ huyện. Tôi kiếm được món tiền kha khá. Dịp ấy, rong riềng rẻ thối ra, tôi mua luôn 2 tấn, chứa đầy nhà. Không có chỗ kê chõng, đêm tôi vác manh chiếu ra đình làng ngủ. Có đồng tiền nào dắt kỹ trong bụng, còn dao phay mài sắc kê dưới gáy phòng thân, cứ thế, đặt lưng xuống là tôi ngủ cho tới bảnh sáng, không biết sợ hãi gì.
Chịu khó làm cho hết 2 tấn rong riềng, lưng vốn tôi đã nặng. Tôi mua 1 cái máy ép miến, thay cho cách thái khó nhọc, lại tốn thời gian. Cả huyện, lúc ấy chỉ có 3 chiếc máy ép. Thuốc tẩy đang rẻ, nhân công đang rẻ, tôi thuê người tiếp tục làm miến còn mình vác liềm ra ruộng cắt lúa. Mùa ấy, lúa của tôi tốt nhất làng. Hết mùa lúa, đội sửa sai về. Họ quy lại phần gia đình tôi là trung nông, trả lại nhà và 5 sào ruộng tốt.
Hơn 1 năm trời, tôi mới lại đặt chân vào ngõ nhà mình. Xưa kia, có mẹ, có em. Giờ, 1 thân thui thủi. Ngôi nhà xưa khang trang, sạch sẽ. Giờ tan hoang như mồ vô chủ. Gã Bích và mụ Nần đã phân chia ranh giới bằng tấm phên tre. Mỗi đứa chiếm 1 gian rưỡi. Khu nhà ngang và bếp, chúng cậy gạch, đập tường bán ăn ngay từ hồi đầu tiên. Rồi mỗi đứa nhóm 1 cái bếp con bằng 3 hòn gạch vỡ ngay trong gian nhà ở. Người nằm trên, gio trấu, khói than, muội bay bên dưới. Rồi ngan ngỗng nuôi không chuồng, ỉa vãi cùng nhà, cùng sân. Khi tôi nhận nhà, lớp gạch lát sân và lát khu nhà ở cũng đã bị cạy nham nhở, cả 2 đứa đều kịp bán vét trước khi buộc rời đi. Bỏ ra 3 ngày dọn dẹp, tôi thu xếp nhà cửa cho gọn gàng rồi chuyển đồ lề làm miến và khoai riềng về. Những người làm công cho tôi đã trở về nhà. 1 mình 1 máy mài, 1 nồi nấu, 1 máy ép, tôi làm thâu đêm. Canh 3 chưa nằm, canh 5 đã thức. Đầu tiên còn thèm ngủ, sau quen mắt cứ trơ trơ như mắt tương gỗ. Xưa kia, chưa bao giờ tôi ham làm giàu đến thế. Cô biết đấy, hồi còn mẹ, cụ vẫn bảo tôi hay lam hay làm, nhưng không có máu tham tiền.
Khi công việc nông tang rảnh rỗi, tôi hay rủ mẹ đi lễ chùa hoặc đi hội. Hội chùa Hương, hội chùa Thầy, hội Gióng, xa xôi mấy cũng tìm đường đi. Không lễ lạt, hội hè, không biết tới cả ngày rằm, mồng 1. Trống chèo đánh nhức đình làng cũng mặc, văn công tỉnh về diễn trên phố huyện, người ta rủ nhau đi từ bữa cơm chiều tôi cũng bưng tai làm ngơ. Ngày nắng đổ lửa, cho tới ngày mưa chết cò, tôi vẫn trần lưng ra làm việc. Vừa lo cấy lúa, vừa lo đổ đất bứng cây vườn, vừa làm miến bán. Chẳng lúc nào ngơi tay. Đá còn có lúc đổ mồ hôi, vậy mà 5 năm liền tôi không ốm. Cũng lạ cho con người.
Cô ngừng lại. Trong ánh chiều chạng vạng, mắt cô rực lên như than. Mẹ tôi rót nước cho cô. 2 người cùng thong thả uống chè, im lặng. Nhưng khoảnh khắc ấy chỉ là 1 dấu ngừng trong bản nhạc. Tia lửa lóe lên trong 2 hố mắt sâu, cô Tâm nhìn hàng cau thẳng tắp bên kia tường. Chúng in vào trời đêm, những đóa hoa đen kì bí. Bỗng nhiên, cô dằn mạnh chiếc chén cầm trong tay xuống khay nước, rồi cô nói:
- Tôi muốn tôi phải giàu có. Ngôi nhà của tổ tiên phải được tu tạo khang trang hơn xưa, cho người đời mở mắt. Giá cần xé xác mình ra, tôi cũng làm, miễn đạt được điều tôi ao ước. Cô thấy đấy, tôi đã xây ngôi nhà này, bức tường hoa này, trồng lại dãy cau, gây lại bụi nhài. Vườn ổi xưa phá đi thay bằng cam đường và hồng xiêm. Tới mùa, dân buôn từ trên tỉnh về tận nơi, thầu cả vụ. Thềm nhà tôi, đổ 3 khối đá, cao nhất làng. Gạch lát nền là gạch hoa loại 1 gửi mua từ Hà Nội. Bộ sa lông cẩm lai, tôi cũng đặt của 1 tay phó giám đốc nông trường cà phê Buôn Mê Thuột ở làng bên. Gạch lát sân là gạch lá nem dùng lát hè phố, chỉ cung cấp cho các công trình đô thị. Người làng bảo bà Tâm chơi ngông. Tôi gật đầu: “Phải, chơi ngông cho bõ những ngày khổ ải.” Nhà cửa, sân xướng xong xuôi tôi thuê thợ đồng đúc lại toàn bộ thứ đồ thờ gia bảo ngày xưa, bọn thằng Bích mụ Nần đã lấy. Bọn người ấy, bán tống bán tháo tất cả mọi thứ đồ quí giá đi, chỉ để đổi lấy 1 cút rượu, 1 bữa thịt cho sướng miệng. Cô biết, người ta đã có câu “Nhà giầu ham mần, nhà bần ham ăn...” Chúng nó khá được lên đâu. Những kẻ không dám chịu đói 1 bữa để tát cố cho đầy ruộng nước, không dám mất 1 đêm ngủ để cày cho kịp mùa cấy. Thằng Bích bạt xuống tận thôn Đông, sống lay lắt ở đó. Còn mụ Nần vẫn ở cuối làng, ngày mai tôi dẫn cô tới xem. Nó ụ ra như 1 cái bị thịt, ăn mặc rách rưới bẩn thỉu, nhà dột tứ bề không đánh nổi tấm tranh lợp mà túm ni lông lên che. Nhưng thôi, nghĩ cho cùng, bọn người ấy chẳng đáng chấp làm gì. Cái thằng đáng căm là thằng Chính. Giờ nó ở đâu?
Mẹ tôi đáp, giọng ấp úng:
- Cậu ấy ở Quang Ninh, hình như đang xin chuyển về Hà hội.
Cô Tâm hỏi:
- Nó vẫn tới nhà cô à?
Mẹ tôi đáp:
- Chín mười năm bặt tin tức. Tháng trước, cậu ấy mới tìm đến chỗ em. Cậu ấy cần tới số tiền bán nhà.
Cô Tâm nói:
- Nó không dám vác mặt về làng. Những người oan ức, người ta rạch mép ra.
Mẹ tôi khẽ nói:
- Cậu ấy phải nghe lệnh cấp trên.
Cô Tâm đáp:
- Cấp trên ra lệnh thế họ đã chẳng phải sửa sai. Nhưng tại sao cô còn bênh nó chằm chặp như vậy? Cô có biết vì cớ gì chồng cô chết hay không?
- Em sinh cháu được 2 tháng, nghe tin nhà em ngã nước sốt rét. Không đưa kịp xuống tỉnh.
Cô Tâm ngắt lời mẹ tôi, nóng nảy, đột ngột:
- Phải, ốm chết. Cái lý ấy lừa người ta dễ nhất. Hồi đầu, tôi cũng bán tin bán nghi, nhưng đành chấp nhận. Năm ngoái tôi sang làng bên đặt người khảm lại cái phản, tình cờ gặp 1 người bán hàng rong. Chính anh ta đã lên mường chú Tốn ở, kể mọi chuyện trong làng ngoài xã. Rồi về đây. Tôi đã cho chú ấy địa chỉ của cô. Hồi cô sắp ở cữ cháu, chú ấy trở lên, toan thu xếp với người vợ Mường để về xuôi 1 thời gian nuôi cô và cháu Hằng. Nhưng người đàn bà kia không chịu. Chắc chắn giữa 2 người có cãi vã hoặc xô xát. Chắc chắn người đàn bà kia đã sỉ nhục hoặc dày vò chú Tốn. Nó là em tôi, tôi biết. Nó có thể chịu đói, chịu khát, chịu rét nhưng không chịu được nhục. 1 buổi sớm nó bỏ vào rừng, rồi 2 hôm sau, người trong mường đi săn tìm thấy xác nó ven bờ suối. Đúng hôm ấy, cái anh bán hàng rong tới, và chứng kiến cảnh người ta đưa xác nó về làm ma...
Cô ngừng lời. Mẹ tôi cúi mặt, khóc sụt sịt. Mẹ móc túi tìm mãi không thấy mùi xoa, liền đưa ống tay áo gạt nước mắt. Cô Tâm nói tiếp:
- Nếu em cô không đối xử với nó tàn tệ, làm sao nó phải bỏ làng ra đi, làm sao nó phải chịu kiếp sống lang bạt, làm sao nó phải chết oan khốc như vậy? Không, tôi không chịu được. Nếu cô còn nhìn mặt cái kẻ đã giết đứa em trai tôi.
Mẹ tôi nức nở. Hồi lâu, mới cất được lời:
- Em xin chị, em lạy chị, oán thù chỉ nên cởi đừng nên buộc.
Cô tôi im lặng, không đáp. Mắt cô nhìn trừng trừng vào vườn cam. Giờ ấy, các vòm lá đen kịt, không còn rõ hình thù, chỉ còn những khối đen nặng nề chồng chất lên nhau. Trong đám bóng cây dày đặc, 1 con đom đóm bay ra, lượn vòng, rồi mất hút. Cô Tâm chợt cười lên tiếng, cười gằn, rất khẽ, nhưng khô rợn người:
- Sao dễ dàng thế được? Còn mẹ tôi, lúc chết đi bà cụ gọi tên đứa con trai, nước mắt trào ra mà mắt không nhắm được. Còn bao nhiêu...
Cô chợt im bặt vì nghẹn lời. Tôi ngồi im lặng trong bóng tối, không dám thở mạnh, vì cảm thấy những hơi thở nóng hổi, dồn dập của người đàn bà ngồi bên lan truyền. Người ấy chung máu huyết với máu huyết của tôi. Người ấy là 1 phiên bản đã thất lạc của cha tôi. Người ấy đã tự tắt đi ngọn lửa sống, những vui buồn, nhớ nhung, thương cảm, tình yêu, sự sinh nở, hạnh phúc và nỗi đau của cuộc sống trần gian. Người ấy đã biến thành cỗ máy của ý chí phục thù, chỉ còn vận hành vì mục tiêu đó, nghiền nát tất cả mọi vật cản trên đường đi. Đôi mắt sáng rực như 2 hòn than trong hốc mắt thâm quầng. 2 gò má nhô cao với những vất sạm, những đám tàn nhang. Những nếp nhăn chân chim sau đuôi mắt. Món tóc bạc lấp giữa những món tóc khô xác, chẳng ra đen cũng chẳng ra màu hung...
1 ngôi sao rơi xuống, vạch lửa nơi chân trời. Con đom đóm ban nãy lại nhào từ bóng tối ra, lượn vòng quanh sân rồi biến sau bức tường. Hương thơm của những đóa tường vi dâng lên, ngập tràn không gian, như 1 thứ nhựa dính kết, dung dịch không sắc màu nhấn chìm con người trong làn nước nhức nhối âu lo...

CHƯƠNG 7
Người đàn ông ngồi bên tôi bỗng ngáp rất to. Ông ta không buồn giơ tay che miệng, rồi nhắm mắt lại, ông ta gối đầu lên chiếc áo va rơi vắt trên thành ghế mà ngủ. Tàu đang chạy qua 1 một thị trấn không tên. Chỉ có vài ba dãy phố, với cây cầu ngắn. Con sông nhỏ như 1 lạch suối, mất hút trong bóng đêm. Đám cỏ ven bờ in xuống những vệt đen ngoằn ngoèo. Lát sau, con tàu đã bỏ lại ngọn đèn cuối cùng của dãy phố xép. 2 bên đường ray, lại là những cánh đồng phẳng lặng, trải dưới ánh bạc của tinh tú. Giống 1 vùng biển nhợt nhạt. Biển u buồn. Phong cảnh nào rồi cuối cùng cũng đến như nhau. Cái đông đầu tiên trên đất Nga tôi đã đứng 6 giờ đồng hồ liền bên khung cửa sổ nhìn tuyết rơi. Trời rét. Nhưng các tấm cửa kính trong suốt, tôi dán mắt vào đó, nhìn 1 thế giới của hoa phù dung bay lượn, tuôn chảy, làm ngập mặt đất bằng sắc trắng tinh khiết và lạnh lẽo, làm cho những tâm hồn trở nên e ngại và mềm yếu, làm cho những cơn cuồng vọng của con người nguội bớt, cô đặc lại, được lọc cho tinh sạch hơn. Trong khi đó, nắng như bay cao lên, sáng nhẹ, rực rỡ như vàng lỏng, chói lói và mỏng manh như giấc mơ thời thơ ấu. Khung cảnh ấy làm tim tôi đau nhói. Cái gì thái quá cũng làm con người đau. Hồi nhỏ, tôi đã trải qua cơn đau ấy 1 lần. Ngày đó, mẹ tôi đưa tôi đi lễ ở Côn Sơn. Trên đường về, xe vòng qua Bãi Cháy. Tôi ngồi ngủ gà ngủ gật trong tay mẹ. Chợt ôtô đỗ, và 1 giọng nói vang bên tai:
- Tỉnh dậy đi em, tới nơi rồi.
Tôi dụi mắt, choàng dây. Ngay tức khắc, vịnh Hạ Long hiện ra. Biển lặng trong sương, không 1 gợn sóng xao, không 1 cánh buồm, không tiếng rì rào của cây lá, không tiếng thì thầm của sóng nước. Sự im lặng không cùng ngưng đọng trong không gian màu lam. Những trái núi giống những thỏi mực đen in xuống mặt nước. Chúng giấu trong nỗi trầm mặc đen của chúng muôn ngàn huyền thoại, những uẩn khúc lịch sử, những chứng tích câm lặng u uất, những châu báu ngà ngọc bị chôn vùi. Các vòm cửa hang ngó nhìn cõi đời với con mắt chột độc địa. Trong mỗi con mắt ấy, lưu trữ 1 ngàn hình ảnh của các anh hùng đã tử vong, của các trí nhân bị ám hại, của các tên cướp sống cuộc đời hoang dã sầu thảm. Nơi chân trời, bị phân cách bởi các trái núi cô lẻ, làn mây ngọc thạch vắt ngang. Ấy là màu mây của buổi lê minh. Tôi nhìn mãi làm mây đó, như 1 chiếc vòng ngọc khổng lồ ai ném xuống thế gian. Màu xanh lá non trộn lẫm màu khói, được lọc bởi ánh trời, đẹp như thế chỉ có 1 lần trong vũ trụ. Phải, chính vì cảm nhận vẻ đẹp ấy, trái tim non nớt của tôi đã đau, dù tôi chẳng hiểu duyên cớ.
Bây giờ lại tuyết trắng xứ người. Cái đẹp không có biên giới, cái đẹp thống trị với quyền uy như nhau. Xứ người, tuyết trắng bay như thể có 1 trời hoa phù dung đổ xuống. Nhưng rồi, sau lưng tôi có tiếng kêu ré lên:
- Đứa nào lấy cái đầu máy khâu của tao dưới gầm giường?
Tôi giật mình quay lại. Cô ta nhớn nhác đưa mắt nhìn khắp lượt bọn tôi. Tôi, đứng bên cửa sổ. 2 cô khác đang trùm chăn trên giường. Cô nào cô nấy tung chăn thò đầu ra:
- Vớ vẩn, đầu máy khâu nào?
- Đầu máy khâu 69 rúp, thằng cháu tao ở Kháckốp vừa gửi hôm qua. Lúc ấy, tụi mày đi xuống cửa hàng bánh mì.
- Làm sao chúng tao biết được?
- Nhưng cả phòng chỉ có 4 đứa mình. Chẳng lẽ...
Cô ta nói, và mặt đỏ lên. Có lẽ vì lo, vì tức, cả vì xấu hổ, tôi bảo:
- Sáng nay bọn mình làm bún ăn chung. Chiều qua, mày tiếp khách ở nhà, chúng tao đi cửa hàng, rồi về xem xiếc. 9 rưỡi tối mới ăn cơm. Chẳng có ai kịp biết mày có máy khâu và để đâu hết.
Mặt cô ta đỏ hơn lên, gần như người mắc chứng xung huyết. Rồi, cô ta phân bua:
- Rõ ràng tay tao cất chiếc đầu máy khâu dưới gầm giường. Trước khi cất, tao còn kiểm tra hộp phụ. Lại phủ tấm vải sơn hoa tím cũ lên trên. Tấm vải bọn mày vẫn trải bàn ăn năm ngoái.
1 trong 2 cô nằm trên giường tức giận, quát lên:
- Phủ vải sơn hay vải trắng thì kệ xác mày. Chúng tao biết đâu được.
Mặt cô ta từ tím đỏ chuyển sang xanh tái, 2 tay đặt trên mép bàn bắt đầu run:
- Chúng mày đừng ức hiếp tao. Chỉ có chúng mày cùng ở trong phòng này, làm sao mà chiếc đầu máy khâu biến mất. Chẳng lẽ nó mọc cánh bay qua cửa sổ?
Cả 2 cô nằm trên giường đều tung chăn, ngồi nhỏm dậy:
- Vậy mày nghi chúng tao lấy, phải không?
Mắt họ lóe lên như lửa đạn. Cô ta hoảng sợ, lùi lại, lắp bắp:
- Không nghi, không... nhưng cái đầu máy của tao... rõ ràng tay tao cất trong phòng này.
Nước mắt lăn xuống 2 gò má. Cánh mũi rung rung. Cô ta đưa tay quệt nước mắt. Những giọt lệ loang qua sống mũi tẹt. Tôi bỗng thấy mủi lòng. Tôi bảo 2 cô bạn đang ngồi chòm hỏm trên giường, mắt long như hổ dữ:
- Bình tĩnh, đừng có ấm lên. Phòng bên cạnh nghe thấy thì xấu hổ. Bây giờ tất cả đứng dậy, mặc áo ấm vào giúp nó tìm kỹ xem sao? Căn phòng này có rộng lớn gì đâu. Kể cả khu phụ nữa, chỉ nửa giờ là xong hết.
2 cô bạn cũng nể tôi, họ mặc áo khoác, và chúng tôi bắt đầu lục từng gầm giường lên. Hết trong phòng tới bếp. Mới chỉ 10 phút sau, 1 cô đã kêu như thét:
- Đây rồi.
Cô lôi chiếc đầu máy khâu trong ngăn cuối của chiếc tủ đựng bát đĩa ra. Ngăn ấy là ngăn lớn nhất, thường để cất các gói mì. gói gạo, khoai tây, hành tỏi khô và đồ gia vị chưa dùng tới. Chắc cô ta đã tự tay lôi chiếc máy khâu dưới gầm giường dúi vào đây, dùng những túi gạo túi mì lấp lên trên, rồi cuối cùng lại quên mất. Bà hàng xóm nhà tôi ở cái xóm thợ ngoại ô, một người đã ngoại 50, chuyên sống bằng nghề bán sách báo cũ cũng có thói cất dấu như thế. Thỉnh thoảng, lại nghe ông chồng bà ta chửi 1 trận vì tội tìm 1 gói chè mốc nhét giữa đám quần áo cũ, 1 cân đường dấu dưới đáy thùng mì chảy đến ăn rỉ cả lớp vỏ thùng, hoặc 1 gói mứt sen để từ Tết năm này qua Tết năm sau ở giữa những vỏ hộp bánh mốc. Thói quen ấy xuất phát từ cuộc sống quá cơ cực, khiến con người nhiễm thói bần tiện và gian dối. Khởi đầu, có thể nó có ý nghĩa như sự cơ chỉ. Sau rồi nó trở thành sự vụng trộm 1 cách vị kỷ và làm họ hóa thành hèn mọn, nhục nhã.
- Cái gì đây?
Cô bạn tìm thấy chiếc đầu máy khâu đã hét to lên, cầm cả khối kim loại mặng mấy chục cân sát vào mặt cô ta.
- Mở mắt ra mà nhìn. Có phải chính nó đây không?
Cô ta đứng sát cái bàn ăn, 2 tay buông thõng xuống. Đôi cắp cụp mi, nhìn như đóng đinh vào lớp ván gỗ lát sàn. Cái mũi tẹt lúc ấy trông càng thêm tẹt. 1 người phụ nữ có thể xấu, nhưng không nên hèn. Nếu đã xấu, lại cộng thêm tính hèn, thì vẻ khó coi của dung mạo sẽ tăng lên theo cấp số nhân. Không hiểu vì đâu, mà 1 cô gái 21 tuổi đã nhiễm thó quen tồi tệ ấy. Tôi bảo cô bạn:
- Thôi, thôi.
Cô ta gắt lại:
- Nhưng ức lắm, không chịu được. Mà tất cả ở lỗi mày. Ngay hồi đầu, chúng tao có muốn nhận nó về phòng đâu? Những đứa khác cũng không chịu ở chung với nó. Chẳng ai muốn rước cái của nợ ấy. Chỉ có mày.
Tôi cầm tay cô bạn:
- Thôi đừng to tiếng nữa. Đằng nào chuyện cũng qua rồi mà.
Cô bạn tôi ném thịch cái đầu máy khâu xuống, ngồi xuống ghế thở hổn hển. Còn cô ta, cô ta vẫn đứng bên mép bàn, móng tay cạo lớp sơn màu xanh nhạt đã loang lổ. Những giọt nước mắt bẩn chạy trên 2 gò má to và bẹt, rồi chúng lan xuống cái chỏm mũi. Trán cô ta thấp, 1 đám tóc đen ăn lan xuống bên thái dương trái khiến nó lệch lạc. 1 mụn ruồi nhỏ nằm ngang chính giữa sơn căn. Ở với nhau gần 2 năm, đây là lần đầu tiên tôi ngắm gương mặt cô ta kỹ lưỡng.
Chúng tôi trở về phòng, bỏ mặc cô ta với chiếc máy khâu trong phòng ăn, giữa các túi gạo, túi mì ngổn ngang. 1 cô bạn tôi lại chui vào chăn ngủ. Cô kia chải tóc, chuẩn bị ra phố. Tôi ra đứng bên cửa sổ. Tuyết vẫn rơi bên ngoài. cơn giông tố của 1 vẻ đẹp thuần khiết và huy hoàng vẫn trút xuống. Những làn sóng mỹ cảm ngây ngất vẫn lan truyền trong không gian. Nhưng tôi trở nên đờ dại. Tôi quay vào, ngồi trước bàn. 1 cuốn sách để ngỏ với mấy cái lô cuốn tóc. Những dòng chữ sắc nét, in bằng thứ mực đen nhánh trên giấy trắng tinh. Tôi nhìn những dòng chữ, mà không thấy gì cả. Lần đầu tiên trong đời, tôi hiểu rằng, cho tới lúc nào đó, có những điều thiêng liêng cao cả, tươi đẹp bỗng tan biến như làn khói. Các giá trị mà suốt cuộc đời con người thờ phụng và theo đuổi tới 1 khoảnh khắc thức tỉnh, trở nên hèn mọn, xoàng xĩnh. Khoảnh khắc ấy thật đáng sợ. Khoảnh khắc ấy thật khủng khiếp. Nhưng, không tránh được...

CHƯƠNG 8
Hồi đưa tôi về quê, mẹ tôi đã đi chơi khắp xóm trên làng dưới. Gia đình người chủ mua nhà cũng phải chạy chọt, thu xếp hết non tuần lễ mới đủ tiền. Nhận tiền xong, mẹ tôi viết văn tự bán đoạn cho họ. Rồi, sớm hôm sau, chúng tôi trở về Hà Nội. Cô Tâm đưa tôi ra tận bến đò. Có lẽ cô đã phải thức dậy từ nửa đêm, để đồ xôi, luộc gà, rán chả lợn... Tất cả xếp chặt trong chiếc làn tre Lạng Sơn để đem cho tôi. Mẹ tôi ngại ngần nói:
- Thôi, chị khỏi phải đưa cháu, đường xa lắm.
Cô đáp:
- Xa cũng chưa bằng nửa doạn đường tôi cắp nón đi làm công cho người ta hồi cải cách.
Mẹ tôi nói thêm:
- Còn nhà cửa, công việc nữa.
Cô bảo:
- Tôi dậy từ canh 3, bà Đũa vẫn ngủ. Lúc đi, tôi mới đánh thức bà ấy cài cửa ngõ. Cô cứ yên tâm.
Và ngừng lại 1 lát, cô nói thêm:
- Cháu tôi về, có việc tày đình cũng cứ gác lại.
Rồi cô nắm tay tôi, dắt đi.
Trời chưa sáng, những vòm lá ướt sương quệt ngang đầu tôi. Cô Tâm chẳng nói chẳng rằng, đưa chiếc làn thức ăn cho mẹ tôi, rồi xốc tôi lên lưng cõng. Tôi van vỉ.
- Cô ơi, cháu đi được, cô cho cháu đi mà.
Cô nói, giọng như ra lệnh.
- Ngồi im, để cháu đi, nhỡ lá ngứa quệt phải má cháu lại sưng lên.
Tôi đành ngồi im. Cô cõng tôi ra khỏi đường thôn, mới đặt tôi đứng xuống. Thở phào 1 hơi khoan khoái, tôi chạy vượt lên. Trong lòng, tôi vẫn thầm lo cô lại bắt tôi phải cưỡi lên tấm lưng gầy của cô lần nữa, vì lí do nào đó mà cô tìm được tình yêu còn sót lại trong tim cô, hoặc nói cho đúng hơn, tình yêu thương của cô như con chim hóa đá trong những năm phục thù, giờ đã sống trở lại. Và cô dành cho tôi. Trong ánh mắt nhìn, trong các cử chỉ thân yêu đường đột, trong lời nói. Nhưng tôi sợ. Có lẽ tôi còn quá bé nhỏ để lãnh nhận 1 tình yêu như thế. Tôi lờ mờ cảm thấy tình yêu ấy quá lơn, quá khốc liệt, và không bình thường. Tôi cũng yêu cô, nhưng tôi cố lảng tránh cô trong những cơ hội có thể được.
- Hằng, ngã bây giờ.
Phía sau, cô cất tiếng gọi. Tôi dừng lại.
- Đi từ từ thôi, đường nhiều gồ sống trâu. Để cô dắt.
Cô nắm chặt tay tôi, như đứa bé khư khư giữ đồng xu mẹ cho lúc đến trường. Mẹ tôi biết ý, đi vọt lên trước, cách chúng tôi vài chục bước chân. Cô Tâm nhìn theo, thấy mẹ tôi đã xa, cô mới nói:
- Bây giờ, chỉ có con là giọt máu duy nhất của dòng họ Trần. Nhà cửa, từ đường, vườn ruộng của cô cũng chỉ để cho con ngoài ra không còn ai khác. Con biết không?
- Thưa cô con biết ạ.
- Ông nội con xưa là hương sư lừng danh cả tổng phải kính nể. Bố con cũng là người hiếu đễ, giỏi giang. Mới 12 tuổi, sách Tây đã đọc làu làu. Con phải cố học, đừng để tủi vong hồn của ông nội và bố, nhớ chưa?
- Thưa cô, nhớ ạ.
- Con chưa hiểu được những oan khổ bố con đã chịu. Nhưng hãy ghi nhớ trong dạ. Rồi lớn lên sẽ biết.
- Vâng ạ.
- Mỗi tháng viết thư cho cô 1 lần, báo cho cô biết tình hình học hành, sức khỏe. Áo quần, giấy bút, thuốc men bồi dưỡng, cô sẽ chu cấp đầy đủ cho con học hành thành tài. Thời này, khối đứa con gái làm nên, con biết không?
- Thưa cô, có ạ.
- Ở làng Đông, con nhà bà Bút thi đậu bằng phó tiến sĩ bên Balan cơ đấy.
- Vâng ạ.
- Con thi vào đại học, cô mua cho con cái xe đạp Lơ-giô. Con được đi nước ngoài, cô sẽ gom tiền lên Hà Nội mua cho con căn nhà gác. Nhớ chưa?
- Nhớ ạ.
Cô ngồi thụp xuống, móc trong túi 1 gói giấy nhỏ thì thầm:
- Đứng lại cô bảo đã.
Tôi đứng lại, chờ đợi. Cô mở gói giấy ra, Hết lượt giấy bọc ngoài, tới 1 mảnh lụa đen, chắc cắt ra từ điềm vải thừa của 1 cái quần phụ nữ, sau cùng là nhúm bông nõn. Ở giữa nhúm bông, là đôi hoa tai kiểu cũ, có 2 mặt đá đánh tòng teng. Cô lấy ra từng chiếc, mắc vào tai cho tôi. Dạo ấy, tôi đã xỏ lỗ tai. Và mẹ tôi đeo cho tôi 2 hạt nụ hoa bằng nhựa đỏ. Cô Tâm tháo đôi hoa nhựa ra, đeo đôi hoa tai vàng vào. Rồi, cô lại rút thêm gói nhỏ thứ hai, trong túi áo cánh bên kia. Lần này là 1 cặp nhẫn, chiếc nào cũng quấn len:
- Cô phải quấn len thế này mớ vừa ngón tay con. Nào chìa ra.
Tôi ngại ngần:
- Con không đeo đâu, con sợ lắm.
Cô Tâm quắc mắt:
- Chẳng sợ gì hết. Của cô cho con mà.
Tôi nói:
- Nhưng trên ấy, trẻ con đeo vàng dễ bị cướp giật, bị mẹ mìn bắt.
Cô bảo:
- Đeo từ đây về đến nhà, tới nhà mẹ con sẽ gỡ cất đi. Cô cho con làm vốn riêng. Sau này, sẽ còn những thứ khác.
Đeo nhẫn xong cho tôi, cô lùi ra, ngắm nghía. Bấy giờ tôi hiểu vì sao cô nhất thiết bắt tôi đeo hoa tai, đeo nhẫn, những thứ đồ trang sức không mấy người bắt đứa trẻ mười tuổi phải mang theo. Ánh mắt cô nhìn tôi lúc ấy là ánh mắt của 1 họa sĩ với bức tranh vừa vẽ. Các đồ vật quý giá này đã được cất trong bóng tối từ ngày mua cho đến lúc tới tay tôi. Nhưng những đứa bé khác, hẳn tôi phải mừng lắm. Nhưng tôi sợ. Tôi đưa tay sờ lên chiếc hoa, những riềm sắc bao quanh hạt đá, mặt đá hình lục lăng lạnh lạnh. Rụt tay lại, tôi thọc tay vào túi. Món đồ trang sức khi truyền sang cảm giác lạnh lẽo, băng giá. Chúng như cánh hoa tàn cuối mùa xuân, rải xuống nấm mộ hoang cô lẻ, để gió cuốn đi.
Mẹ con tôi xuống thuyền, cô Tâm còn đứng trên bờ nhìn theo mãi. Khi thuyền sang quá nửa dòng, cô mới quay về. Trong ánh lê minh, cái bóng nhỏ bé của cô in như 1 chấm mực trên bức tranh thủy mạc. những vầng mây phía đông ửng lên màu hoa đào tươi thắm trước khi chuyển sang vàng rực. Đàn nhặng nhào lộn trên không, rồi bổ xuống xác 1 con mèo chết trôi ai ném lên bờ. Trong không khí thoảng qua mùi thối rữa. Mặt trời lên, cùng với lúc thuyền cặp bến bên kia. Người lái thuyền gác cây cầu gỗ cho khách, miệng quát:
- Từ từ, đừng có chen nhau. Mới bảnh mắt đã đi đâu mà vội thế?
Bên kia, đám khách chờ qua đò đã nhong nhóng đứng, đợi lượt xuống thuyền. Mẹ con tôi mau mắn, vừa sang bờ đê bên kia đã gặp đuợc 2 chiếc xe đạp thồ vắng khách. 2 người đàn ông mặc áo nâu, trạc tứ tuần có lẻ. Họ đang chống xe phì phèo thuốc lá cuốn. Họ nhận lời chở mẹ con tôi ra bến xe thị trấn với giá rẻ không ngờ. Đỡ được đoạn đường đi bộ, chúng tôi ra kịp chuyến xe thứ 2. Từ đó, trở về Hà Nội chỉ hơn 3 tiếng. Khoảng non trưa, 2 mẹ con tôi đã tới nhà:
- Này, ngày thường chả thấy ai, đi vắng hôm nào cũng có người tới hỏi.
Bà lão bán chè đỗ xanh nóng bảo mẹ tôi thế. Bà ngồi sau tấm mành trúc nói vọng ra. Mẹ tôi cảm ơn, mở khóa vào nhà. 1 mình mẹ dọn nhà, còn tôi đi thăm bạn trong xóm. Từ nhà thằng Khang sứt tới con Hà, con Quyên... Cả con chó Trắng xồm nhà bà Miều. Nó đang nằm dưới chân anh què, ngủ mê mệt. Còn anh què vẫn ngồi trên chiếc ghế vải bố như thường lệ, thỉnh thoảng lại ném quyển truyện, ngước nhìn trời hát rống lên:
Mùa thu sang lá vàng rơi đầy...
Tôi chạy đến toát mồ hôi hột. Lúc trở về, mẹ đã dọn dẹp nhà cửa nấu cơm xong:
- Rửa mặt mùi cho sạch rồi ăn cơm. Hôm nay nhà có khách đấy.
Tôi ngạc nhiên:
- Ai bảo mẹ thế?
Mẹ tôi đáp:
- Tuần vừa rồi, cậu Chính đến đây tìm mẹ con mình. Chắc nhà cậu ấy có việc. Bên cô Vị vừa nói.
Tôi buột miệng:
- Chắc cậu ấy đến tìm mẹ lấy tiền, chẳng có việc gì đâu.
Mẹ tôi im lặng thu xếp đống hàng họ, rồi lát sau, khẽ hỏi:
- Ai bảo con như vậy?
Tôi đáp:
- Cô Tâm.
Mẹ tôi không nói gì thêm, cất bồ hàng vào góc nhà rồi xới cơm. Cơm hôm ấy có canh hoa thiên lý nấu thịt nạc, món ăn tôi thích nhất trên đời. Tôi ăn rõ no, những 3 bát cơm chan lại thêm miếng cháy. Ăn no quá, tôi ngủ ngay tức khắc. Và giấc ngủ kéo dài tới nửa chiều. Lúc tôi thức dậy, đồng hồ treo tường thong thả gõ 3 tiếng. Mỗi tiếng kèm theo 1 sợi dây âm thanh run rẩy, ngân nga. Tôi nhắm mắt, lắng nghe tiếng chuông quen thuộc. Bên ngoài, xuyên qua không gian xao động của phố xá, vẫn nghe rõ tiếng gào của anh con trai què:
Màn sương trắng nép ngang mái nhà ven đồi
Mà không thấy bóng người tôi mong chờ...
Tôi bỗng nhớ 1 người tôi chưa bao giờ gặp mặt:
- Bố, bố ơi...
Tuổi thơ tôi hiển hiện lên, như trái bóng lăn qua dường. 1 trái bóng không địa chỉ. Những con đường lấm bụi nơi ngoại ô. Gió bấc rít ngang trời, với làn mây xám không di động. Bầu trời vẩn đục vì khói nhà máy và cát bụi cuốn theo những đoàn xe tải. Chúng chạy rầm rầm suốt đêm ngày. Con Trắng xồm lại tru lên. Nó đã già quá rồi, lông đuôi bết từng đám bẩm thỉu, xơ xác. Nó bước đi lử thử, mắt kéo màng. Nó không còn nhận ra tôi. Mỗi lần tôi cất tiếng gọi, nó đưa mũi hít hít rồi gục gặc cái đầu đã trụi hết nửa lông. Có lẽ nó vẫn còn ngửi thấy lờ mờ cái mùi của quá khứ. Nhưng nó không đủ tình thương mến để xẻ chia. Nó, người bạn thời thơ ấu, vị hiệp sĩ của tôi bao năm dài.
- Ú ú ú...
Tiếng tru của con chó bay qua ngõ. Tôi như thấy cái mũi lạnh và ướt của nó chạm vào tôi. 1 mùa hè nồng ấm đã tắt đi quá sớm.
- Bố ơi.
Tiếng gọi vang trong 3 gian nhà, rồi lắng đi, như thứ bụi vô hình. Nước mắt tôi ứa qua hàng mi. Tôi bước khỏi căn nhà trống, không buồn khóa cửa. Mẹ đi chơi quanh quất đâu đó, chắn chắn sẽ quay về. tôi quấn chiếc khăn len kẻ ô vào cổ, ra đường. Các nhà hàng xóm đều đóng kín. Tôi đến nhà ông lão mù xem bói. Nhà vắng khách, mảnh sân đầy lá đào, lá mai rụng. những chiếc lá khô bị gió đuổi trên sân, dồn từ góc này sang góc kia, xạc xào. Ông lão đang ngồi thu lu trên giường, 2 tay bó gối:
- Ai đấy?
Tôi đáp lời.
- Cháu ạ...
Ông gọi.
- Con bé Hằng nhà mẹ Quế phải không? Vào đây chơi với ông.
Nhưng tôi chán ngắt. Tôi chẳng muốn chơi với ai. Tôi trả lời:
- Ông ơi, cháu phải đi ra chợ 1 tí.
Nói rồi, tôi chạy đi. Những chiếc lá đào khô đuổi theo tôi. Tôi chạy 1 mạch, chẳng biết tới đâu. Sau cùng, tôi thấy mình ngồi trước miệng cống thoát nước. Dòng nước cống chảy tong tỏng xuống hầm chứa, qua hàng răng chắn rác đã mòn trũng. Rác dồn tụ ở đó, từ chiếc bàn chải đánh răng tới mảng lược gãy, từ vỏ trứng vịt lộn, vỏ cà chua, hột gấc, bã mía tới lông gà lông vịt, nhãn dán rượu, đồng tiền lẻ rách... Cả những đám vỏ hạt bí, hạt dưa từ đám cưới nào đó hắt xuống. Cả những mảnh vải thêu kim tuyến, chắc xé ra từ tấm áo biểu diễn cũ của diễn viên, phân tươi trẻ con nổi lều bều cạnh những ống thủy tinh rỗng, vật thải của 1 trạm y tế. Tôi kiếm chiếc que dài, lẩn mẩn bới từng thứ kên, cố cắt nghĩa xem chúng từ đâu tới. 1 bàn tay cứng nhắc bóp vai tôi:
- Hằng.
Tôi ngẩng lên. Té ra đó là cậu Chính, đôi mày cậu nhíu lại trên sống mũi:
- Mày nghịch bẩn thế hả? Về nhà ngay!
Cậu túm vai tôi, kéo lên. Chân cậu vẫn gác khung xe đạp. Tôi nhìn cậu, thấy cậu rất giống mẹ tôi. Trong khi đó, cậu đã kịp đặt tôi ngồi lên tấm lưới sắt đèo hàng, và cậu chở tôi về nhà. Mẹ tôi đang ngồi sao chè. Chắc hẳn rôi vừa đi chơi, mẹ đã trở về. Trong chiếc thúng đặt cạnh bếp, có tới 2 cân chè vừa sao còn nóng hổi. Thấy cậu Chính, mẹ bỏ đôi đũa, bắc chảo chè đổ ra nong:
- Cậu vào nhà đi.
Cậu tôi đặt chiếc xe ngay trước cửa, khóa lại cẩn thận, mới vào nhà. Chưa kịp ngồi xuống ghế, cậu đã nói:
- Mấy hôm vừa rồi em tới tìm chị luôn.
Mẹ tôi đáp:
- Vâng tôi cũng nghe hàng xóm nói lại. Hằng, lấy cho mẹ gói chè sen. Bên trên chiếc xích đông ấy.
- Khỏi cần chè cháo, em vừa uống nước bên cơ quan. Chị lấy được tiền cho em chưa?
- Cậu hã thong thả uống nước cho ấm bụng. Tôi đã lấy đủ tiền cho cậu, rồi làm văn tự bán đoạn cho người ta.
Mẹ tôi rót nước chè vào chén, đặt trước mặt cậu. Xong xuôi, mẹ vào buồng lấy ra 1 bọc tiền:
- Phần cậu đấy.
Cậu tôi cầm gói tiền, lật qua lật lại. Mẹ tôi biết ý, bảo:
- Không cần phải kiểm tra lại đâu. Tôi vừa nhận tiền hôm qua, đếm đủ. Người trong họ, không ai dám làm ăn điêu bạc.
Cậu tôi im lặng uống nước rồi bảo:
- Em xin cho chị làm tạp vụ ở nhà máy văn phòng phẩm Hồng Hà. Sáng mai tới nhận việc cho sớm sủa.
Mẹ tôi nhẩn ngơ nhìn cậu, khi hiểu ra, mẹ dãy nảy lên:
- Thôi chết, sao cậu làm ăn đường đột thế? Cậu để cho chị ngẫm nghĩ đã.
Cậu tôi cau mày, gắt:
- Còn ngẫm nghĩ cái gì? Đã bảo chị rồi, đường quang không muốn đi, lại đâm quàng vào bụi rậm.
Mẹ tôi van vỉ:
- Muốn sống phải nghĩ chứ cậu? Ngần này tuổi tôi còn làm loong toong cho người ta sai vặt, biết bao giờ mới thành nghề thành nghiệp? Mà trước mắt, lương bổng như thế, tôi làm sao nuôi nổi cháu Hằng?
Cậu tôi nói:
- Chị nghe đây này. Cái nghề buôn gánh bán bưng của chị, dù bây giờ kiếm đủ ngày 2 bữa cơm, nhưng mai sau sẽ bị tiêu diệt. Còn đứng vào đội ngũ giap cấp, dù làm tạp vụ chăng nữa, cũng sẽ nắm tương lai trong tay. Chị muốn đường nào?
Mẹ tôi bối rối cúi mặt xuống, nhưng lát sau, mẹ vẫn lắc đầu nài nỉ:
- Chị chịu thôi, cậu cho chị nghĩ đã. Không thể quyết định việc tày trời 1 chốc 1 lát được.
Cậu tôi đứng lên, thở 1 cách bực dọc, rồi bảo:
- Thôi được, tùy chị đấy. Sau này khốn khổ đừng có trách em. Em đã làm hết phận sự của mình.
Mẹ tôi cũng đứng lên, run rẩy:
- Chị cảm ơn cậu. Cậu đừng giận. Nhưng sự thể là...
Cậu tôi nói:
- Chị không nhìn được qua chóp mũi của mình. Chị không dám nhìn thẳng tới tương lai. Nếu cháu Hằng có bị thua kém con nhà người ta, ấy là lỗi tại chị.
Mẹ tôi đứng im, vẻ mặt lo âu, khổn khổ đến nỗi tôi phải phải chạy tới:
- Mẹ ơi i i...
Tôi gọi mẹ, đoạn quay sang nói với cậu Chính:
- Cậu đừng dằn vặt mẹ cháu.
Cậu trợn mắt lên:
- Tất cả những điều tao lo lắng là vì tương lai của máy, cuộc sống của mày nghe chưa.
Cậu bỏ gói tiền vào chiếc cặp da, treo lên ghi đông xe đạp. Rồi cậu mở khóa xe, ra về. mẹ tôi cung cúc ra theo, định chào cậu nhưng không dám lên tiếng. Khi cậu đã đạp xe khuất hẳn nơi lối rẽ, mẹ mới quay vào. Mẹ ngồi xuống bàn, đầu rũ xuống. Tôi hỏi:
- Mẹ ơi, làm sao thế?
Mẹ ngẩng lên, nước mắt lưng tròng:
- Mẹ chỉ còn 1 cậu Chính là người thân. Vậy mà tan nát hết...
Tôi nói:
- Có phải lỗi tại mẹ đâu?
Mẹ tôi ngẩng đầu lên:
- Lẽ ra, khi ông bà chết, mẹ phải tẩn tào nuôi cho cậu con ăn học. Nhưng mẹ không giỏi giang được bằng thiên hạ, mẹ đã không làm nổi điều ấy.
Buổi tối, nhà buồn như có tang. Mẹ tôi nằm trên giường, mặt quay vào tường. Không nghe tiếng mẹ khóc, cũng không nghe tiếng mẹ nói. Làm sao người ta có thể lặng im lâu như thế? Tôi sắp xếp bài vở, rồi bỏ sang nhà thằng Khang sứt chơi cờ ca rô. Vài tuần sau, tôi nghe mẹ nói với cô Vị hàng xóm:
- Cậu ấy không muốn nhìn mặt tôi nữa. Tôi không đứng trong đội ngũ của giai cấp công nhân, cũng không là nông dân lao động hợp tác. Tôi làm ảnh hưởng tới cậu ấy.
Cô Vị hỏi:
- Ảnh hưởng gì?
Mẹ tôi đáp:
- Tiến bộ. Cậu ấy bảo tôi rằng, nếu tôi cũng là 1 cán bộ cách mạng có 10, 15 năm tuổi Đảng như bà chị ruột của cậu bạn cùng phòng thì cậu ấy đã lên cấp năm ngoái. Cậu kia năng lực kém, nhưng nhờ có bà chị bên Hội Phụ nữ trung ương hoạt động cách mạng năm 45 nên được đề bạt phó phòng.
Nói xong, mẹ thở não nề. Cô Vị im lặng ngẫm nghĩ 1 hồi rồi nói toáng lên:
- Làm sao chị phải rầu rĩ? Ai chọn cửa mà sinh cơ chứ? Nếu chọn được cửa, thì cả chị lẫn tôi chẳng dại gì không làm con ông Hoàng bà Chúa. Có ai muốn sống kiếp dân đầu chợ mom sông, sớm sương muối rát mặt đã lo gánh hàng ra chợ, tối phố lên đèn còn đi vét hàng.
Mẹ tôi nói khẽ:
- Giá không có cháu Hằng, tôi cũng liều nghe lời cậu ấy đi làm loong toong trong nhà máy. Thật nghề ngỗng chẳng ra sao nhưng cũng được 2 chữ công nhân. 1 thân 1 mình ném xuống ao tôi vẫn sống, nhưng khốn nỗi, còn có con Hằng.
Cô Vị bảo:
- Anh trai tôi làm thợ điện trong nhà máy Yên Phụ, chị gái tôi làm thợ dệt dưới Minh Khai, chẳng ai bỏ tôi chỉ vì tôi không đứng cùng 1 đội ngũ. Tôi ăn ở lương thiện, không trộm cắp, không lừa gạt, không ám hại ai.
Mẹ tôi đáp:
- Vâng... Vẫn biết thế, nhưng mỗi nhà mỗi khác. Cậu Chính khó tính từ nhỏ. Dòng họ Đỗ nhà tôi có cậu ấy là con trai. Xưa nay, nó muốn thế nào, mọi người phải làm theo thế.
Cô Vị ối giời lên 1 tiếng rồi bảo:
- Thế thì ông em chị là ông vua con, cách mạng cái khỉ gió. Nhà tôi dân nghèo, 5 anh em chẳng ai làm vua được với ai. Hễ người nào gặp bão, đổ nhà trốc mái thì 4 người kia góp tiền góp sức. Con ai lấy vợ lấy chồng, cả họ xúm vào sắm lễ, sắm áo quần. Tôi bánh pháo thì anh chịu buồng cau. Ngày giỗ bố giỗ mẹ cũng phân cắt ra, năm nay anh cả, sang năm chị hai, cứ thế mà làm. Việc nhà chúng tôi nhẹ tênh tênh, còn như chị ấy à, nói xin lỗi, tôi cạch mặt. Anh em máu chảy ruột mềm thật, nhưng phải có lí có tình.
Mẹ tôi nói:
- Nhưng tôi ít học. Cậu ấy là cán bộ nhà nước, nhìn xa trông rộng.
Cô Vị đáp:
- Tôi cũng ít chữ. Tôi sống như ngày xưa bố mẹ tôi vẫn sống. Có thực mới vực được đạo. Chẳng ai nhịn đói được qua năm Dậu để chờ tới năm Tuất ăn cỗ Tiên.
Tới đó, cô bỗng bật kêu:
- Thôi chết tôi rồi. Nồi chè kho cháy. Thể nào mà cứ thơm lừng cả lên.
Cô chạy bổ ra sân. Quả nhiên, tôi thấy mùi thơm của đỗ xanh bén lửa. Cô Vị về chừng 10 phút, lại quay sang, trên tay có đĩa chè:
- Chị ăn chè với cháu đi. Chè tôi kho kĩ lắm. Trong như bánh dừa mà còn om trên than.
Trời rét, tuy còn bốc khói nhưng đĩa chè cũng đã đặc quánh, như bánh đậu xanh đổ ra. Bên trên, vừng lột vỏ rang vàng rắc kín. Mẹ tôi trầm trồ khen:
- Cô nấu khéo quá. Tết này cô cho tôi chung nồi chè kho nhá?
- Có nồi chè, làm gì phải chung? Tôi cho hẳn mẹ con chị 10 đĩa. Vừa ăn, vừa tiếp khách 3 ngày Tết thỏa thê.
Nói xong, cô lại con cón chạy về. Từ hôm ấy cho tới dịp Tết Nguyên Đán, cậu Chính không lại chơi nữa. 28 Tết, cô Vị mới nghỉ bán hàng, cả đêm, cô xoay xỏa đãi gạo, đãi đỗ, pha thịt, róc lá gói bánh chưng. Gói bánh xong vừa rạng sáng, đã thấy cô nấu chè kho, nồi chè to tướng, hết 3 cân đỗ. Cô múc cho mẹ con tôi 10 chiếc đĩa Bát Tràng:
- Ăn xong phải trả đĩa đấy nhớ. Hết đĩa nào mang trả ngay đĩa ấy, 3 ngày Tết, tôi lười rửa.
2 má cô đỏ hây hây, mặc dù những nếp rạn chân chim đã hằn dưới đuôi mắt. Mẹ con tôi bưng chè về nhà, thấy 1 người đàn bà đứng trước bàn thờ, lưng quay về phía cửa. 1 tấm lưng thon gầy, hơi dẹt, dưới lần áo cánh màu nâu non.
Mẹ tôi bảo:
- Cô Tâm.
Rồi mẹ bước dấn lên, đánh tiếng:
- Chị vừa lên?
Cô Tâm quay lại. Đỡ mấy đĩa chè trên tay mẹ tôi, hỏi:
- Bưng chè ở đâu về thế này? Cô mua hả?
Mẹ tôi đáp:
- Hàng xóm cho. Em lười nấu quá.
Thấy tôi cũng lễ mễ bưng chè vào, cô lắc đầu:
- Mẹ con mày dắt nhau đi ăn xin thiên hạ? Ngày Tết, không chịu khó nấu mà cúng lễ cho thoải mái.
Cô có vẻ không bằng lòng. Cô ôm tôi, xoa đầu, hít ngửi mái tóc tôi. May mà chiều hôm trước mẹ tôi vừa đun nước hương nhu cho tôi gội đầu. Cô Tâm hài lòng lắm:
- Cái răng cái tóc là gốc con người. Phải đun nước lá thơm mà gội cho mượt tóc.
Cô dặn, chẳng hiểu dặn mẹ tôi hay dặn tôi. Rồi cô lôi 2 chiếc làn tre đặt dưới chân bàn tới gần, lần lượt mở từng làn ra. Làn nào cũng đầy ắp thức ăn. Giò lụa vài cân, chả quế vài cân, giò hoa vài cân. Thứ nào cô cũng đặt trước. Thứ nào cũng còn mướt lá, chứng tỏ vừa được vớt chiều hôm qua. Rồi chè lam tỉnh Thanh, ngũ vị tỉnh Bắc, bánh cáy Thái Bình, chè ướp nhài ướp ngâu. Rồi mứt sen, bánh quy bơ, quy xốp. Rồi bánh gai, bánh tro nhuộm gấc, bánh tro rơm vàng. Giá 1 người đàn ông lực điền, cũng không thể mang nặng hơn thế. Mẹ tôi đứng sững sờ, rồi bối rối:
- Em không thể nhận được. Em cũng có, chị đừng cho quá nhiều thế này. Mẹ con em làm sao ăn hết?
Cô Tâm, trả lời giọng lạnh tanh:
- Tôi có cho cô đâu! Đây là phần tôi cúng em tôi và cho cháu Hằng. Ăn không hết thì đem biếu thầy giáo, cho bạn bè, quyền ở nó.
Đến lượt tôi đứng sững. Tôi không biết nói sao. Những quyền uy quà lớn ban cho 1 đứa trẻ khiến nó sợ hãi. Cô tôi ôm tôi vào lòng:
- Cô lo cho Tết từ rằm cơ đấy. Cô nghe tin con được thưởng học kỳ vừa rồi, phải không?
- Thưa cô, vâng.
- Tại sao không viết thư báo cho cô biết?
- Thưa cô... con bận quá. Tháng vừa rồi trường bắt làm kế hoạch nhỏ.
- Kế hoạch nhỏ với chả kế hoạch lớn. Cha tiên nhân nó, chỉ hành con cái nhà người ta. Dưới làng, con nhà Bùng đi kiếm dây thép gai về bán lấy tiền nộp, đạp trúng uốn ván chết. Từ rày, chớ có dại mà đi kiếm mảnh chai với giấy vụn, lỡ sứt tay, nhiễm uốn ván thì nguy. Dòng họ Trần chỉ trông cậy vào con thôi đấy.
Nói đoạn, cô mở chiếc ghim băng gài túi áo trong. Bên trong chiếc áo cánh bằng len màu nâu non. Cô mặc chiếc áo vải trắng, có bôđêâ gấu và cổ tay:
- Tiền đây. Họ muốn bao nhiêu con cũng nộp. Chớ có dại dột mà theo lũ bạn đi ra bãi rác nhặt nhạnh đồ thừa.
Cô đưa cho tôi 1 cuộn tiền mới. Toàn giấy bạc lớn, thứ bạc không bao giờ trẻ con được phép tiêu. Tôi rùng mình, đấy là đồng tiền của 1 người đàn bà không bao giờ có tuổi xuân. Người đàn bà đã ăn khoai sọ trừ cơm suốt vụ lúa, đêm ngủ ngoài trời với con dao mài sắc gối dưới đầu, kiếm từng xu một để thách đố đời sống.
- Cầm lấy.
Cô ấn cuộn giấy bạc vào tay tôi. Tôi ôm cổ cô, run run:
- Con còn nhỏ, con không muốn tiiêu tiền. Cô cất đi.
Cô tôi quát:
- Không. Cô bảo con cầm, con phải cầm lấy, không được cãi. Mạng con quý nghìn vàng, tiền bạc kể vào đâu?
- Còn cô đây, còn 2 bàn tay này.
Cô chìa đôi tay khô xác của cô ra trước mặt tôi, giọng rắn như chém đá:
- Còn đôi tay này, còn tiền còn bạc. Đừng lo. Cô biết cách tính. Chỉ 1 vụ cà chua, cô thu hoạch gấp 3 lần vụ lúa tốt nhà khác. Chỉ 1 vụ hồng xiêm, 1 vụ cam, cô đủ xắm cho con dây chuyền vàng. Con biết không, cô đặt người ta làm sẵn rồi, mặt hình trái tim nặng chỉ rưỡi, dây cũng chỉ rưỡi, cô cất ở nhà. Bao giờ 16 tuổi, con sẽ đeo.
Nói xong những lời ấy, mắt cô sáng lên. Dường như trong cái viễn cảnh huy hoàng cô vẽ ra cho tôi, cô đã đứng vượt lên mọi đau khổ và thua thiệt, cô đã thấy được hình ảnh của chính cô trên đài chiến thắng. Tôi không nói được nữa, tôi quay đi. Cổ nghẹn lại, tôi bước ra cửa. Trong khi đó, cô tôi nhét cuộn giấy bạc vào tủ. Rồi cô gọi mẹ tôi ở dưới bếp lên, xăng xái lau bàn thờ, giũ tấm lụa đỏ phủ trên tấm ảnh của ông bà ngoại. Cô đem sẵn theo tấm ảnh của bố tôi lồng trong khung kính. Tấm ảnh ấy cắt ra từ 1 tấm ảnh chụp đại gia đình trước ngày bố tôi lên tỉnh học.
Hình người trong khung kính là 1 niên thiếu dịu dàng, với những nét gần giống như cô Tâm, nhưng mờ ảo, vì hình phóng lớn, nên thấy rõ những vết rạn ngoằn ngoèo. Cô tôi đặt tấm ảnh của đứa em trai lên bàn thờ, bảo mẹ tôi lấy 1 chiếc bát mẫu chưa dùng làm bát cắm nhang. Cô xếp các thứ bánh trái, chè thuốc, các cây giò lớn nhỏ. Cô sai mẹ tôi ra chợ:
- Mua thêm bó hoa đơn trắng và hoa chân chim tím. Hồi còn ở nhà, chú Tốn thích nhất 2 màu hoa ấy.
Sau khi bày biện bàn thờ hoàn tất, cô tôi lùi ra ngắm nghía, vẻ mãn nguyện. Từ hồi lớn lên, tôi chưa từng thấy bàn thờ nhà ai sang trọng như bàn thờ của bố tôi năm ấy. Đèn nến sáng choang, trông lóa mắt. Tiếng pháo đì đùng vọng đến. Trong không gian, lan truyền những làn sóng vô hình, như ảo giác, đan xen những giấc mơ đã héo tàn và những giấc mơ chưa tới. Đám người đi qua cửa nhà tôi, đều vác cành đào hoặc chậu quất, hí hửng 1 cách tức cười. Tôi đứng tựa cửa, quay quay sợi pháo sáng trong tay. Cuộn tiền cô tôi cho có thể mua cả 1 nhà pháo. Nhưng tôi không còn háo hức. Ném sợi dây pháo xuống rãnh, tôi bỏ chạy ra phố. Chạy mãi, tôi tìm được 1 quán cắt tóc vô chủ. Ông thợ cắt tóc đã bỏ về quê ăn Tết. Ông ta là loại người không có hộ khẩu thường trú ở thành phố này. Cái ghế gỗ xấu xí, sứt sẹo nằm giữa căn lều. Trên nền gạch, rải rác những món tóc rơi. Phía trước, cánh cửa bằng gỗ thùng ghép nửa mở nửa đóng ơ hờ. Tôi chui vào quán, ngồi lên ghế. Qua khuôn cửa, tôi ngắm người qua đường. Tôi không muốn ở nhà lúc đó. Tôi không muốn cô tôi và mẹ tôi tưng bừng chuẩn bị cho cuộc lễ tất niên: Nến đỏ và nến trắng, nhang que và nhang vòng, hoa và hoa, những thứ của ngon vật lạ, những lời khấn tụng rì rầm. Tất cả tạo dựng nên 1 thiên đường muộn mằn, phung phí...

No comments:

Post a Comment