Trần Viết Đại Hưng
LTS: Dưới đây là bài viết khởi đầu của cuốn sách biên khảo "Bí Ẩn Về Quyền Lực và Tình Ái Của Hồ Chí Minh," một cuốn sách mà tác giả Trần Viết Đại Hưng đã công phu sưu tập các tài liệu mới khai quật về cuộc đời ông Hồ. Bài giới thiệu sách như sau.
Trong mấy chục năm nay, guồng máy tuyên truyền của Hà Nội đã làm cho nhân dân Việt Nam và thế giới nghĩ về ông Hồ chí Minh như một ông thánh sống, suốt đời hy sinh cho nước cho non nên không lập gia đình và quyền uy, quyền lực của ông coi như tuyệt đối trong chức vu. Chủ tịch Đảng và Chủ tịch nước.
Nhưng cuộc đời người ta vẫn thường nói, "
Thấy vậy mà không phải vậy." Đúng vậy, dần dà qua năm tháng, qua những
khám phá của những nhà báo, nhà nghiên cứu, người ta mới thấy về đời sống tình
cảm cá nhân, ông Hồ không những có một vợ mà có đến mấy vợ, con rơi con rớt tùm
lum! Nông đức Mạnh và Nguyễn tất Trung là hai đứa con rơi mà ông Hồ chưa dám
nhận là cha vì guồng máy độc ác không cho ông làm chuyện đạo đức ấy. Nhưng phụ
tử tình thâm, chắc ông cũng đau đớn buồn khổ vì tình trạng không được công khai
nhìn nhận con. Đạo đức cách mạng của chế đô. Cộng sản thật là quái đản, nó trộn
một chút đạo đức phong kiến lẫn một chút đạo đức Mác Lê và trở nên một thứ hổ
lốn vô luân lý khó coi, có tác dụng tiêu hủy những tình cảm thiêng liêng của
gia đình. Ông Hồ bị buộc phải đóng vai một ông thánh đạo đức, không được gần
gũi đàn bà dù ông là người có cuộc sống nhục dục bình thường của một người đàn
ông. Về quyền lực chính trị thì những tài liệu mới tìm được của những học giả
Mỹ như Tiến sĩ Sophie Quinn - Judge và nhà sử học Pháp Pierre Brocheux cho thấy
ngay từ lúc thành lập Đảng, ông Hồ đã bị phê phán nặng nề và do đó ông đã không
nắm vai trò chủ động trong việc điều hành và lèo lái Đảng theo ý muốn. Ông bị
Quốc Tế Cộng Sản chế tài quyền lực lãnh đạo. Khi đến cuối đời thì sự nghiệp
chính trị của ông còn thê thảm hơn nữa. Ông hoàn toàn bị nhóm Lê Duẩn - Lê đức
Thọ tước hết quyền lực, biến ông thành một biểu tượng cho Duẩn - Thọ sử dụng
vào mục đích tham vọng chính trị riêng của phe nhóm họ. Dĩ nhiên là có nguyên
nhân sâu kín mà các học giả ngoại quốc dù bỏ ra cả chục năm để nghiên cứu về Hồ
cũng chưa tìm ra câu trả lời rốt ráo cho vấn đề ông Hồ bị thất sũng này. Cuốn
sách này dựa trên chúc thư thật của ông Hồ đã phần nào giải thích nguyên nhân
ông bị tước mất quyền lực là vì ông đã liên lạc với chính quyền Ngô đình Diệm ở
miền Nam, cụ thể nhất là ông đã gửi cành đào tặng cho ông Diệm qua ủy hội quốc
tế vào dịp xuân 1963. Quốc Tế Cộng Sản đã cho phép Lê Duẩn và Lê đức Thọ tước
quyền Hồ chí Minh vì tội thỏa hiệp với chính quyền miền Nam. Đó là cách giải
thích hợp tình, hợp lý nguyên nhân ông Hồ bị mất quyền lực vào lúc cuối đời.
Về đời sống cá nhân gia đình cha mẹ anh em, có
nhiều người phê phán ông là loại người ăn ở bạc bẽo với ông anh tên Đạt và bà
chị tên Thanh. Khi ông Đạt mất, ông Hồ viện cớ đang lãnh đạo kháng chiến vì thế
không về dự đám tang. Tuy nhiên sau này có người tìm ra bức thư ông viết trong
thời gian lưu lạc ở Pháp cho nhà cầm quyền Pháp yêu cầu xin được gửi chút tiền
về cho cha ông là Nguyễn sinh Huy đang ở Việt Nam. Xem thế thì ông không phải
là người không nghĩ đến phúc lợi của cha ông. Lá thư này được các nhà nghiên
cứu tìm thấy trong văn khố Pháp.
Về đời sống tình cảm cá nhân, sau khi phải rời
xa người vợ Trung Quốc Tăng tuyết Minh năm 1927 vì tình hình biến chuyển, theo
học gia? Hoàng Tranh, ông Hồ cũng rán tìm cách viết thư về vấn an vợ và nhạc
mẫu. Lá thư bằng chữ Hán ông viết cho vợ sau này được một nhà nghiên cứu người
Pháp tìm thấy. Xem thế ông cũng không phải là người tệ bạc với người phối ngẫu.
Không thể đánh giá ông là thứ người lưu manh, lợi dụng con gái đàn bà xong rồi
thì "quất ngựa truy phong". Nhà văn Vũ thư Hiên còn cho biết
ông có dịp nói chuyện với một người bạn vốn là con một ông lớn trong chính phủ,
đã chứng kiến cảnh Hồ chí Minh và Tăng tuyết Minh gặp nhau ở Hà Nội trong thập
niên 1960.
Riêng chuyện người vợ gốc thiểu số Nông thị
Xuân của ông bị thủ tiêu như sự ghi nhận của Nguyễn minh Cần và Vũ thư Hiên thì
ông Hồ có phải là người ra lệnh giết cô Xuân hay không vẫn chưa có câu trả lời
dứt khoát. Có thể lệnh giết đến từ phe Duẩn - Thọ, vốn không muốn cho ông Hồ
cưới vợ và ra lệnh thủ tiêu cô Xuân để ông Hồ tiếp tục đóng vai trò hy sinh cả
cuộc đời cho nước non vì thế họ không cho ông lấy vợ dù ông thú nhận trong chúc
thư ông cũng thuộc loại phàm phu tục tử, chứ không phải là thần thánh gì như
chế độ đã tâng bốc ông.
Đối với phía Hà Nội thì trước đây khăng khăng
là ông Hồ không bao giờ lấy vợ nhưng dần dần trước những công bố bút tích và
bằng chứng của những nhà nghiên cứu về chuyện ông Hồ có vợ, Hà Nội đã tương đối
mềm mỏng trong thái độ chấp nhận chuyện ông Hồ có vợ. Người ta chưa quên chủ
biên báo Tuổi trẻ là Kim Hạnh bị mất chức vì dám loan tin ông Hồ có vợ. Mới
đây, năm 2002, trong cuốn sách "Từ Nguyễn ái Quốc đến Hồ chí Minh"
của Lữ Phương, đã cho đăng nguyên văn bài của Học giả Trung Quốc Hoàng Tranh
tiết lộ chuyện người vợ Trung Quốc Tăng tuyết Minh của ông Hồ ở phần phụ lục
cuốn sách đã cho thấy Hà Nội đã dần dần chấp nhận chuyện ông Hồ có vợ. Nói
chung cuốn sách của Lữ phương vẫn là "be bờ và chữa cháy" cho những
khuyết điểm của ông Hồ ở thuở thiếu thời. Chẳng hạn như có bức thư ông Hồ viết
cho chính phủ Pháp xin vào học ở trường Thuộc Địa thì Lữ Phương gượng gạo giải
thích là do những người chung quanh ông Hồ hồi ấy như Nguyễn thế Truyền gợi ý
cho ông Hồ viết lá thư trên. Lữ Phương gắng gượng giải thích như thế là muốn
chạy tội cho ông Hồ. Lá thư trên làm cho Hà Nội kẹt vì họ vẫn tuyên truyền là
ông Hồ ra đi ngoại quốc tìm đường cứu nước. Nên khi chuyện phũ phàng là khi tới
đất Pháp ông đã làm đơn xin vào học trường Thuộc Địa làm Hà Nội khó ăn khó nói
và cuối cùng để cho Lữ Phương bào chữa cho Bác rằng lá thư "tội lỗi"
ấy là người ta xúi Bác viết!
Nói chung Hà Nội chưa có nổi can đảm nhìn
nhũng sai trái mà ông Hồ phạm phải vì họ đã biến ông thành ông thánh từ lâu.
Khi phê phán một nhân vật lịch sử, cần phải có sự công tâm, nói lên những cái
xấu và tốt của người ấy, tránh lối phê phán một chiều. Con người đôi khi không
là thiên thần, cũng không là ác quỷ mà là sự trộn lẫn giữa hai vai trò ấy.
Đoạn cuối bản chúc thư thật, người ta sửng sốt
khi thấy ước nguyện của ông Hồ, vốn là ông tổ Cộng sản vô thần ở Việt Nam, là
mong ông trời phù hộ cho đất nước Việt Nam và những nước Cộng sản khác sớm
thoát ách Cộng sản. Thuở thanh niên lúc đọc luận cương Lê Nin, ông đã kể lại
cảm giác hân hoan sung sướng tột cùng và nói to lên trong tiếng khóc,
"Ngồi trong phòng một mình mà tôi như đứng trước đồng bào. Tôi muốn hét to
lên "Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ. Đây là con đường phá vỡ xiềng xích
nô lệ cho chúng ta ."
Sau khi theo chủ nghĩa Cộng sản cả một đời
người, cái oái oăm là lúc về già ông trở thành nạn nhân thê thảm của chủ nghĩa
ấy, bị cô lập và giết dần mòn, và ông cũng đã nhìn thấy sự tệ hại của chủ nghĩa
ấy khi ứng dụng vào thực tế ở Việt Nam. Không ai chối cãi được là phe các nước
Xã Hội Chủ Nghĩa đã giúp ông đánh Pháp thành công nhưng rồi khi thành công thì
nước Việt Nam lại rơi vào trong vòng khống chế của một chủ nghĩa độc ác mới ,
còn hung hiểm còn hơn thực dân Pháp, đó là chủ nghĩa Mác Lê Nin. Cuộc đời Hồ
chí Minh quả là một bi kịch thảm khốc, bi kịch này xảy ra không chỉ riêng cho
cá nhân bản thân ông mà còn cho cả dân tộc Việt Nam.
Chuyện ông Hồ về già hối lỗi cũng không có gì
là lạ vì con người là một loài có suy nghĩ, biết nhận xét đúng sai. Sự bồng
bột, nhiệt tình thời thanh niên tuổi trẻ đã được thay thếâ bằng sự hối lỗi bởi
những suy nghĩ chín chắn, già giặn lúc vào tuổi xế chiều. Cha đẻ của nước Mỹ là
Tướng Washington lúc còn trẻ đã ủng hộ chuyện bắt người da đen làm nô lệ nhưng
đọc trong bản di chúc viết trước khi từ giã cõi đời, ông Washington đã ước
nguyện muốn giải phóng người da đen khỏi cảnh nô lệ. Người ta thường có cảm
giác hối lỗi, ân hận về những chuyện làm không đúng trong quá khứ. Hãy nhìn con
người độc ác Lê đức Thọ trong những ngày cuối đời, đã cho mời bà Phạm thị Tề
(là vợ của ông Vũ đình Huỳnh, và là mẹ của nhà văn Vũ thư Hiên) đến để xin lỗi
vì Thọ đã là người giam cầm, đày ải ông Huỳnh trong vụ án xét lại. Một Thủ
tướng Phạm văn Đồng cả cuộc đời theo Cộng sản vô thần, thế mà đến những ngày
cuối đời, khi hai mắt bị bệnh gần như mù, cũng đã đến chùa xin quy y Phật. Khi
sám hối về những mê muội sai lầm cũng là cách con người tìm lại sự thanh thản
cho tâm hồn trước khi bước qua thế giới bên kia. Nói chung, Hồ chí Minh, Lê đức
Thọ và Phạm văn Đồng đều có những hối lỗi chân thành khi hấp hối tàn đời.
Cuốn sách này mổ xẻ những huyền thoại để vạch
ra chân tướng thật sự của ông Hồ không nhằm mục đích tôn vinh hay bôi bẩn ông
mà chỉ có ước mong vẽ lại cho đúng chân dung của ông để thế hệ sau có thể rút
tỉa kinh nghiệm hầu có những hành động ích quốc, lợi dân.
Ước nguyện của ông Hồ mong được nhìn thấy Việt
Nam và những nước Cộng sản thoát khỏi gông cùm Cộng sản cũng là ước nguyện
chung của những người đấu tranh và nhân dân Việt Nam. Nhưng chuyện đưa đất nước
thoát khỏi một hầm chông hiểm độc không phải là một chuyện làm đơn giản một sớm
một chiều mà là một nỗ lực đấu tranh bền bĩ , một sự hy sinh gian khổ không
ngừng nghỉ trọn tháng trọn năm.
Bên cạnh những bài viết về ông Hồ, cuốn sách
này cũng có bài nói đến kẻ phản bội Nguyễn cao Kỳ, tệ nạn phe phái bênh và bảo
vệ cho nhau trong nền công lý Mỹ, đời sống thực vật và động vật của người tù và
người cùng khổ ở Việt Nam, bài nhận xét về con người của hai mặt của Thượng
nghị sĩ Dân chủ John Kerry, và bài góp ý với Sử gia Duiker về tiểu sử Hồ chí
Minh kèm nhiều tư liệu và hình ảnh khác có liên quan đến Hồ ở phần cuối cuốn
sách.
Quê hương vẫn còn trong gông cùm Cộng sản.
Đồng bào Việt Nam vẫn đang sống kiếp ngựa trâu. Bổn phận ai còn nghĩ đến quê
hương đất nước đồng bào là phải dấn thân tranh đấu, chuyển lửa tiếp máu cho
những người đấu tranh ở quê nhà. Cái sai lầm của Hồ chí Minh đã đem lại đau
thương, uất hận cho nhân dân Việt Nam trong gần thế kỷ qua. Người Việt Nam phải
sửa cái sai lầm chết người đó bằng khối óc, con tim và chính thân mạng của mình
thì mới mong ngày tổ quốc bước ra khỏi cơn đau.
Lawndale, một chiều mưa tạnh hoang vu đầu
tháng 3-2004.
No comments:
Post a Comment